Quyền góp vốn, thành lập doanh nghiệp và nguyên tắc đối xử quốc gia

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-1-2--2012- (Trang 91 - 92)

nghiệp và nguyên tắc đối xử quốc gia

Nguyên tắc đối xử quốc gia (the national treatment principle) là một nguyên tắc cơ bản

trong quan hệ thương mại quốc tế nhằm thực hiện mục tiêu không phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại (trade without discrimination)9. Nó đòi hỏi một quốc gia phải đối xử với người nước ngoài và người trong nước bình đẳng như nhau. Thực hiện chủ trương hội nhập, Việt Nam đã từng bước xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa đầu tư trong nước với đầu tư nước ngoài, xoá bỏ sự bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đặc biệt là giữa khu vực kinh tế nhà nước với khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Việc ban hành một loạt các đạo luật quan trọng như Luật Doanh nghịệp, Luật Đầu tư, Luật Thương mại… đã thể hiện điều đó.

Nếu theo qui định của Luật Công ty 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990 - những đạo luật đầu tiên qui định về các loại hình doanh nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân - thì chỉ có pháp nhân Việt Nam và công dân Việt Nam mới có quyền thành công ty và doanh nghiệp tư nhân10. Tổ chức, cá nhân nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam sẽ phải theo qui định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 với những hạn chế khá lớn về quyền và phạm vi kinh doanh và sự phức tạp về thủ tục hành chính liên quan. Luật Doanh nghiệp năm 1999 đã mở rộng hơn về phạm vi chủ thể có quyền thành lập và góp vốn vào công ty và doanh nghiệp tư nhân cho các tổ chức và cá nhân nước ngoài - ít nhất là trên góc độ lý thuyết. Luật Doanh nghiệp năm 1999 qui định rằng “tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp”, trừ những trường hợp bị cấm được liệt kê tại Điều 9 của đạo luật này. Trong số các trường hợp bị cấm có “tổ chức nước ngoài, người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam”11. Như vậy, nếu theo Luật Doanh nghiệp năm 1999 thì hầu như người nước ngoài không thể góp vốn, thành lập công ty và doanh nghiệp tư nhân vì rất hiếm khi có

(12) Xem Điều 13 Luật DN 2005.

(13) Xem thêm Điều 46, 47 Luật Đầu tư 2005.

người nước ngoài nào là “người nước ngoài thường trú tại Việt Nam”. Do đó, tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn phải theo qui định của Luật Đầu tư nước ngoài, vì vậy, vẫn còn đó sự phân biệt đối xử.

Với việc ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2005, pháp luật Việt Nam đã mở rộng quyền góp vốn, thành lập công ty và doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Đây là lần đầu tiên, một đạo luật do Quốc hội ban hành đã khẳng định “tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam” trừ trường hợp bị cấm với những qui định giống nhau mà không quan tâm đến vấn đề quốc tịch12. Như vậy, Luật Doanh nghiệp 2005 đã khẳng định quyền bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài trong việc thành lập, quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo những qui định chung thống nhất. Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2005 cũng qui định rằng: tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính và mọi cá nhân không phân biệt nơi cư trú và quốc tịch, nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp, đều có quyền thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Tuy nhiên, những qui định thông thoáng của Luật Doanh nghiệp 2005 đã bị cản trở đáng kể bởi đạo luật song hành với nó là Luật Đầu tư 2005. Tư tưởng làm luật mang nặng tư duy “siết chặt” và tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài thể hiện trong Luật Đầu tư 2005 bằng các qui định về thủ tục đầu tư, về quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư… Theo Luật Đầu tư 2005, các tổ chức, cá nhân nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam để thành lập doanh nghiệp sẽ phải có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng ký hoặc thẩm tra đầu

tư với hồ sơ phức tạp trong khi các nhà đầu tư trong nước không phải làm việc này13. Điều 12 Nghị định 102/2010 cũng qui định rằng: nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài lần đầu thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thực hiện đăng ký đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trong trường hợp này, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sự gia nhập thị trường, thủ tục thành lập doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài vẫn bị những rào cản nhất định, vẫn còn sự không bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài trong việc thành lập, góp vốn vào doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-1-2--2012- (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)