Quyền công tố

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-1-2--2012- (Trang 43)

Ở Việt Nam, cụm từ “thực hành quyền công tố” lần đầu tiên xuất hiện trong các văn bản pháp lý là Hiến pháp năm 1980 khi đề cập đến chức năng của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tại Điều 138, và được nhắc lại ở các Điều 1 và 3 Luật tổ chức VKSND năm 1981. Kể từ đó, đã có nhiều tài liệu, bài viết bàn về quyền công tố và thực hành quyền công tố, nhất là từ khi nước ta tiến hành công cuộc cải cách tư pháp. Riêng về “quyền công tố” đã có tới tám quan điểm khác nhau. Mỗi quan điểm có cách thể hiện và lập luận riêng. Nhưng các quan điểm này hoặc là đánh đồng quyền công tố với chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát (VKS), dẫn đến tình trạng mở rộng phạm vi quyền công tố

vượt khỏi lĩnh vực tố tụng hình sự (TTHS) sang các lĩnh vực tư pháp khác như dân sự, kinh tế, lao động, hành chính; hoặc coi quyền công tố là một quyền năng, một hình thức thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS, dẫn đến việc xem nhẹ bản chất của quyền công tố như là một hoạt động độc lập của VKS nhân danh quyền lực công; hoặc quá thu hẹp phạm vi quyền công tố, coi quyền công tố là quyền của VKS truy tố kẻ phạm tội ra Toà án và thực hiện việc buộc tội tại phiên toà hình sự sơ thẩm1.

Nghiên cứu về lịch sử nhà nước và pháp luật cho thấy, chế định công tố được hình thành dần cùng với sự hoàn thiện và phát triển của TTHS. Lúc đầu, trong nhà nước Hy Lạp và La Mã cổ đại, người bị hại là người buộc tội và

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-1-2--2012- (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)