NHữNG VấN ĐỀ PHỔ BIẾN VÀ ĐặC THù QUốC GIA

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-1-2--2012- (Trang 33 - 36)

VÀ ĐặC THù QUốC GIA

Võ TRí HẢO*

Hiện nay, khi vấn đề sửa đổi Hiến pháp 1992 được đặt ra, thì việc nghiên cứu để “xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp”1 là cần thiết. Việc xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp theo hướng nào đang là vấn đề có nhiều quan điểm khác nhau. Trên cơ sở phân tích những yếu tố lịch sử, văn hóa và bối cảnh chính trị nước ta, bài viết kiến nghị một mô hình tài phán hiến pháp. Mô hình này phản ánh, bám sát hoàn cảnh chính trị hiện tại của Việt Nam và cũng tham chiếu thông lệ quốc tế, những chuẩn mực được xem là phổ biến, văn minh, tiến bộ.

(*) TS. Khoa Luật kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

(1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 127.

LựA CHọN Mô HìNH TÀI PHÁN HIẾN PHÁP - NHữNG VẤN Đề PHỔ BIẾN VÀ ĐặC THù QUốC GIA

viện là tối cao” (nghị viện là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất) còn rất mạnh, vì vậy rất khó thuyết phục các chính trị gia đương thời chấp nhận việc tòa án hiến pháp có thể xem xét lại và tuyên bố một đạo luật là vi hiến. Để tránh xung đột với nguyên tắc “nghị viện là tối cao”, Hans Kelsen đã tìm ra cách giải thích mới về tài phán hiến pháp. Kelsen cho rằng, tài phán hiến pháp không phải là tư pháp mà là lập pháp phủ định (một phần của lập pháp): “việc hủy bỏ một đạo luật có đặc điểm quy phạm như việc ban hành một đạo luật. Việc hủy bỏ một đạo luật tương đương với việc ban hành một đạo luật nhưng chỉ thêm dấu trừ (dấu phủ định) ở đằng trước. Bởi vậy, việc hủy một đạo luật cũng là thực hiện chức năng lập pháp và một tòa án hủy một đạo luật cũng là một cơ quan thuộc quyền lực lập pháp. Do đó, chúng ta có thể tưởng tượng việc hủy bỏ một đạo luật thông qua tòa án tương đương một cuộc “giải phẫu” quyền lực lập pháp và trao quyền lực lập pháp cho hai cơ quan”2.

Việc trong mô hình phi tập trung của Hoa Kỳ cho phép bất kỳ tòa án nào cũng có thể từ chối áp dụng một đạo luật của Quốc hội với lý do vi hiến là điều không thể chấp nhận được theo suy nghĩ của người châu Âu lúc bấy giờ. Cho đến tận ngày nay, mô hình tài phán hiến pháp phi tập trung vẫn không thể áp dụng ở châu Âu còn bởi ở châu Âu lục địa không có truyền thống án lệ mạnh như Hoa Kỳ. “Nguyên tắc stare decisis còn xa lạ với các thẩm phán thuộc hệ thống luật châu Âu lục địa, và nếu trong bối cảnh như vậy, chúng ta cho phép mỗi thẩm phán tự mình quyết định về tính hợp hiến của một đạo luật thì có thể dẫn đến hiện tượng một đạo luật có thể bị thẩm phán thứ nhất từ chối áp dụng với lý do bất hợp pháp, nhưng lại được các thẩm phán ở một tòa án khác coi là hợp hiến và áp dụng nó. Thêm vào đó, việc thiếu nguyên tắc stare decisis có thể dẫn đến

hiện tượng, cùng một tòa án, nhưng hôm nay tòa án cho rằng một đạo luật nào đó là bất hợp hiến, từ chối áp dụng nó; nhưng ngày kia, trong một vụ án khác, các thẩm phán lại thay đổi ý kiến ”.3

Thêm nữa, kinh nghiệm và kỹ năng của các thẩm phán châu Âu (cho đến tận ngày nay) vẫn có cái gì đó khác biệt với các đồng nghiệp Hoa Kỳ. Ở châu Âu, các thẩm phán tương lai thông thường đi theo lộ trình: học đại học, sau đó làm thư ký tòa án trước khi được bổ nhiệm làm thẩm phán. Bởi vậy, Hans Kelsen cho rằng các thẩm phán thông thường ở châu Âu không có đủ kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết để có thể trở thành “thẩm phán hiến pháp” (thẩm phán làm việc tại một tòa án có quyền tài phán hiến pháp).

Trong khi đó, ở Hoa Kỳ, tất cả các thẩm phán, không phân biệt cấp nào, tòa nào đều có kinh nghiệm khá dày dặn bởi hai lý do mà thẩm phán châu Âu lục địa không có được.

Thứ nhất, để trở thành sinh viên luật học ở châu Âu, ứng viên chỉ cần tốt nghiệp phổ thông; trong khi đó, để trở thành sinh viên luật học ở Hoa Kỳ bắt buộc ứng viên phải có bằng cử nhân hoặc kỹ sư của một lĩnh vực khác. Điều này có nghĩa sinh viên luật học ở Hoa Kỳ đã am hiểu sâu một ngành lĩnh vực cụ thể của cuộc sống ngay từ lúc bước vào giảng đường luật học.

Thứ hai, các thẩm phán ở châu Âu lục địa thường được lựa chọn trong số các thư ký tòa án. Ngược lại, các thẩm phán ở Hoa Kỳ chủ yếu được lựa chọn từ các luật sư danh tiếng và có đạo đức tốt. So với các thư ký tòa án thì kinh nghiệm và kỹ năng của các luật sư này có thể sánh như bậc thầy4.

Liệu bối cảnh, đặc thù của châu Âu lục địa có nét tương đồng nào với Việt Nam ngày nay? Liệu những những quan ngại của GS Hans Kelsen và GS Cappellti về việc áp dụng

(2) Hans Kelsen, im Wesen und Entwicklung der Staatsgerichtsbarkeit - Überprüfung von Verwaltungsakten durch die ordentlichen Gerichte, Walter de Gruyter & Co. Berlin, 1928, tr. 54.

(3) Cappelleti (1989:140) dẫn theo Georg Vanberg, G. (2005), The politics of constitutional review in Germany, Cambridge Univ. Press, 2005, S, 79.

(5) Bùi Ngọc Sơn, Bảo hiến ở Việt Nam, NXB Tư pháp. Hà Nội. 2005, Tr. 110.

(6) Mels, P. (2003). Bundesverfassungsgericht und Conseil de Constitution: ein Vergleich der Verfassungsgerichtsbarkeit in Deutschland und Frankreich im Spannungsfeld zwischen der Euphorie für die Krönung des Rechtsstaats und der Furcht vor einem “gouvernement des juges”. München, Vahlen.

mô hình tài phán Hoa Kỳ có giống những quan ngại mà chúng ta cần xem xét ở Việt Nam?

Chúng tôi cho rằng, sẽ có nhiều nét tương đồng, vì hệ thống pháp luật Việt Nam thuộc họ pháp luật châu Âu lục địa. Chế độ thuộc địa của người Pháp trong tám mươi năm đã để lại dấu ấn sâu đậm trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, đặc biệt là dân luật và hệ thống tòa án. Những đặc điểm pháp luật châu Âu lục địa lại được củng cố, gia tăng thêm lần nữa trong hai mươi năm “tình hữu nghị Việt - Xô”. Những tư tưởng, học thuyết pháp luật châu Âu lục địa lần này đến với luật gia, chính trị gia Việt Nam bằng những phiên bản tiếng Nga.

Khác với thời kỳ Pháp thuộc, ba mươi năm chiến tranh của Hoa Kỳ (chủ nghĩa đế quốc) để lại rất ít dấu vết của hệ thống Common Law. Và các dấu vết ít ỏi này cũng bị tẩy rửa sau năm 1975.

Dấu vết rõ ràng nhất của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa có thể tìm thấy tại Điều 83 Hiến pháp năm 1992 của Việt Nam. Quan điểm Quốc hội là “cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” rất gần với quan điểm “volonté générale” của người Pháp ở thế kỷ 20 và đặc biệt gần gũi với quan niệm về Soviet của người Nga.

Lý do thứ hai liên quan tới quan ngại của Capellti về thiếu hệ thống án lệ thì những quan ngại đó còn nguyên giá trị. Vì nếu như ở châu Âu lục địa lúc bấy giờ thiếu truyền thống án lệ mạnh, hiện nay ở Việt Nam án lệ còn chưa được công nhận chính thức, mà chỉ tồn tại rải rác, “ẩn” trong các Nghị quyết tổng kết công tác xét xử của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Thời gian gần đây, án lệ mới bắt đầu được đề cập đến trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Ngoài ra, kinh nghiệm, kỹ năng của thẩm phán Việt Nam hiện nay cũng còn yếu. Con đường trở thành thẩm phán ở Việt Nam rất

giống ở châu Âu lục địa. Bởi nguyên tắc Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất cũng như thực trạng chất lượng thẩm phán chưa cao nên việc áp dụng mô hình tài phán hiến pháp phi tập trung ở Việt Nam là điều không tưởng.

Việc từ chối áp dụng mô hình tài phán hiến pháp phi tập trung không có nghĩa rằng tất cả các luật gia Việt Nam sẽ nhất trí lựa chọn mô hình Áo - Đức, mà vẫn có ý kiến gợi ý mô hình Hội đồng Hiến pháp của người Pháp (Conseil constitutionnel)5 vì mô hình Hội đồng Hiến pháp đưa ra chỗ về hưu danh giá cho các chính trị gia hàng đầu, nên sẽ dễ bề nhận được sự ủng hộ của các chính trị gia này. Hơn nữa, mô hình Hội đồng Hiến pháp đã được một quốc gia cận kề là Căm-pu-chia áp dụng.

Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, mô hình này là không hợp lý, bởi lẽ trước hết, mô hình Hội đồng Hiến pháp không thể hoàn toàn phán quyết về tất cả những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp, cái mà đường lối của Đảng yêu cầu cũng như rất nhiều luật gia Việt Nam mong mỏi. Điều đó là dễ hiểu bởi Hội đồng Hiến pháp chỉ có chức năng phòng hiến (phòng ngừa vi phạm hiến pháp), còn đối với các vi phạm hiến pháp đã xảy ra, Hội đồng Hiến pháp đành bất lực quay mặt đi6. Đối với công dân Pháp, sau năm 1992 họ có thể mang vụ việc, trong đó quyền lợi của họ bị xâm hại bởi các hành vi vi hiến lên Tòa án Cộng đồng châu Âu. Dĩ nhiên, khi Hội đồng Hiến pháp Việt Nam (nếu được thành lập theo kiến nghị nói trên) thúc thủ trước hành vi vi hiến, thì công dân Việt Nam không thể kêu cứu lên Tòa án Cộng đồng châu Âu, và càng không thể kêu cứu lên Tòa án ASEAN, vì một thiết chế tương tự như Tòa án Cộng đồng châu Âu chưa được thiết lập cho công dân Việt Nam. Thứ hai, Hội đồng Hiến pháp mang nhiều đặc điểm là một cơ quan chính trị, chứ không phải là một cơ quan tài phán bởi

LựA CHọN Mô HìNH TÀI PHÁN HIẾN PHÁP - NHữNG VẤN Đề PHỔ BIẾN VÀ ĐặC THù QUốC GIA

(7) Philipp Mels, sđd, tr. 130.

(8) Võ Trí Hảo, Hà Thu Thủy, Những vấn đề lý luận của việc thành lập tài phán Hiến pháp ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 5(121), tháng 5/2008.

(9) Hans Kelsen, sđd, tr. 53. (10) Hans Kelsen, sđd, tr. 53.

theo mô hình này, một số thành viên của Hội đồng Hiến pháp không cần có trình độ cử nhân luật học, không cần trình độ chuyên môn7. Thứ ba, thủ tục tại Hội đồng Hiến pháp không công khai và thiếu đặc trưng của thủ tục tố tụng. Cuối cùng, mặc dầu đã có thêm một lớp lưới an toàn là Tòa án Cộng đồng châu Âu, nhưng người Pháp hiện nay cũng không hài lòng với Hội đồng Hiến pháp, nên đang thảo luận việc sửa đổi, hủy bỏ nó8.

Ngoài mô hình Hội đồng Hiến pháp, một vài chính trị gia còn đề xuất mô hình mà chức năng tài phán hiến pháp sẽ được thực hiện bởi Ủy ban của Quốc hội, tương tự như chức năng giải thích hiến pháp hiện nay được thực hiện bởi Ủy ban thường vụ Quốc hội. Mô hình này cũng từng được thảo luận vào thời điểm nước Áo lựa chọn mô hình tài phán hiến pháp cho mình. Hans Kelsen lúc đó cho rằng, mô hình này là một ý tưởng ngây thơ về mặt chính trị. Ông viết: “trong bất kỳ trường hợp nào, dù là nhằm bảo đảm tính hợp pháp cũng như bảo đảm tính hợp hiến thì không nên trao quyền xem xét và hủy bỏ hành vi bất hợp pháp, bất hợp hiến cho chính cơ quan đã có hành vi (ban hành ra) hành vi bất hợp pháp, bất hợp hiến9”. Và “Chỉ có thể cầu đến một cơ quan độc lập với cơ quan lập pháp, cũng như độc lập với bất kỳ cơ quan nhà nước khác thì mới có thể hủy các hành vi vi hiến của các nhà lập pháp. Đó chính là định chế của một tòa án hiến pháp10”. Việc phân tích hai mô hình tài phán hiến pháp chính trên thế giới và hai luồng ý kiến khác nhau cho chúng ta kết quả rằng: mô hình tài phán hiến pháp tập trung theo kiểu Áo - Đức, với một số điểm cải biên, là phù hợp nhất với bối cảnh lịch sử, văn hóa, chính trị của Việt Nam hiện nay. Kinh nghiệm về tài phán hiến pháp của hai quốc gia láng giềng Hàn Quốc, Thái Lan cũng cho thấy mô hình phi tập trung kiểu Áo - Đức là phù hợp nhất

với bối cảnh văn hóa châu Á. Thật thú vị là mô hình tài phán hiến pháp tập trung đã tồn tại và thu được nhiều thành công trên chính mảnh đất Việt Nam trước những năm 1975.

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-1-2--2012- (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)