Các giải pháp nhằm tăng cường vai trò của Hiến pháp đối với việc tổ chức bộ máy

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-1-2--2012- (Trang 29 - 33)

của Hiến pháp đối với việc tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam

3.1. Hệ thống các giải pháp

Theo quan điểm của chúng tôi, hệ thống các giải pháp này trong quá trình SĐHP có thể được triển khai trên rất nhiều bình diện tương ứng theo từng nhóm riêng biệt, như: chính trị, tư tưởng, pháp lý, kinh tế, xã hội, giáo dục, khảo sát thực tiễn, biên soạn các Dự thảo, v.v..

3.2. Bảo đảm sự nhận thức khoa học thống nhất và biện chứng về việc sửa đổi Hiến nhất và biện chứng về việc sửa đổi Hiến pháp dưới ánh sáng tư tưởng về nhân dân, dân chủ, pháp quyền của Hồ Chí Minh

Việc tham khảo Hiến pháp của một loạt các quốc gia trên thế giới, mà cụ thể là cơ cấu chung Hiến pháp của 7 nước Đông Âu (Bungari, Hungari, Balan, Rumani, CH Xlôvakia, CH Séc và CH Nam Tư)9 và toàn văn nội dung Hiến pháp của 24 nước khác10 (mà về cơ bản là các NNPQ trên thế giới) cho thấy, trong các Hiến pháp của các quốc gia là NNPQ đích thực đều có sự phân công quyền lực rất cụ thể và rõ ràng, cũng như có cơ chế KSQL nhà nước

đối với tất cả các nhánh quyền lực (chứ không đơn giản là chỉ có cơ chế KSQL nhà nước của một nhánh QLP đối với các nhánh quyền lực khác) từ ngay chính bên trong hệ thống quyền lực. Tuy nhiên, trong lần SĐHP này, trước hết chúng ta cần bảo đảm sự nhận thức khoa học thống nhất và biện chứng về SĐHP Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh mà sự phản ánh rõ hơn cả là trong Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để từ đó, kế thừa các giá trị của nó, cũng như lĩnh hội những tinh hoa qúy báu từ chủ nghĩa lập hiến của nhân loại (đáng chú ý nhất là kinh nghiệm soạn thảo bản Hiến pháp đầu tiên của thế giới - Hiến pháp Mỹ năm 1787). Điều này có thể được lý giải bởi nhiều lý do, như:

Thứ nhất, trong bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 02/9/1945 thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích nguyên văn những lời bất hủ về các quyền tự nhiên của con người trong bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 04/7/1776 nổi tiếng toàn thế giới của nước Mỹ như: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Thứ hai, khi SĐHP Việt Nam trong giai đoạn xây dựng NNPQ hiện nay, việc học hỏi, tham khảo kinh nghiệm lập hiến của Mỹ là cần thiết vì chính thế hệ những người đã tiến hành cuộc chiến tranh Cách mạng vì độc lập của Mỹ - những người Cha đã có công sáng lập ra nền Cộng hòa Mỹ như George Washington và Thomas Jefferson là các tác giả của bản Hiến pháp năm 1787 - nên vì thế, các nhà luật học Việt Nam cần phải: “tìm hiểu kỹ xem họ đã làm ra bản hiến pháp đó như thế nào và cùng với việc học hỏi bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ, chúng ta có thể học hỏi được gì từ quá trình soạn thảo Hiến pháp Mỹ trong việc xây

HIẾN PHÁP VớI VIệC TỔ CHứC BỘ MÁY QUYềN LựC NHÀ NướC TRONG GIAI ĐOạN XâY DựNG NHÀ NướC PHÁP QUYềN VIệT NAM

(11) Nguyễn Cảnh Bình (Biên soạn), Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào?, Tái bản lần thứ ba, NXB. Tri thức, Hà Nội, 2009, tr. 27. (12) Phạm Văn Hùng, Sự cần thiết phải kế thừa... (tlđd), tr. 12.

(13) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 2, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 270; Tập 4, NXB. Sự thật. 1984, tr. 15-19; Toàn tập, Tập 7, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 35-36; Tập 1, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 438; Phạm Ngọc Anh, Quan niệm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của pháp luật trong quản lý xã hội, Tạp chí Lý luận chính trị, số 5/2011, tr. 5.

(14) Nguyễn Năng Nam, Trịnh Vương Cường, Tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ trong xã hội, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 9, tháng 5/2011, tr. 6.

dựng Nhà nước pháp quyền, xây dựng một chính quyền mạnh và hiệu quả”11.

Thứ ba, lịch sử tổ chức BMQL nhà nước của các quốc gia trên thế giới hàng nghìn năm qua đã chứng minh rằng, dù có được trong tay quyền lực nhà nước nhưng bất kỳ người cầm quyền nào dù có tài giỏi đến đâu cũng có thể phạm phải những sai lầm nhất định, nên chúng ta cần học hỏi, tham khảo kinh nghiệm của các NNPQ trên thế giới (nhất là khi năng lực quản lý yếu kém), vì qua vụ Vinasin đã “cho thấy sự yếu kém của công tác quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô”12.

Thứ tư, từ những khiếm khuyết của Hiến pháp năm 1992 đã phân tích trên đây, cũng như trên cơ sở nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật kiểu mới của Việt Nam cho phép khẳng định rằng, ba đặc tính nhân dân, dân chủ và pháp quyền là nội dung quan trọng nhất của một Nhà nước và nền pháp luật kiểu mới sau Cách mạng tháng 8/1945 mà Hồ Chí Minh mong muốn xây dựng (thể hiện rõ nét nhất điều này là sự chỉ đạo sáng suốt của Người trong quá trình soạn thảo bản Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á). Thiết nghĩ, ba đặc tính cơ bản và đầy lòng nhân ái đối với nhân dân ta của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật cần phải là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong nhận thức khoa học đối với mỗi cán bộ, đảng viên có tâm vì Tổ quốc và nhân dân trong quá trình SĐHP Việt Nam lần thứ hai, cụ thể:

1) Về đặc tính nhân dân – HPSĐ lần thứ hai nhất thiết phải là bản Hiến pháp phản ánh rõ nét chủ quyền của nhân dân trong toàn bộ các quy định về tổ chức BMQL nhà nước. Vì theo Hồ Chí Minh, “Chính phủ ta là Chính

phủ của nhân dân...”, “là đày tớ, công bộc của nhân dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân chứ không phải để đè đầu cưỡi cổ dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật”. “Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ... nếu Chính phủ mà có hại cho dân chúng, thì dân chúng phải lật đổ Chính phủ đó”, “Trong bầu trời này không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”, “Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ bất kỳ ở cấp nào và ngành nào đều phải là người đầy tớ trung thành của nhân dân”, “Bao nhiêu lợi ích đều phải vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân ta phải hết sức tránh”; v.v..13.

2) Về đặc tính dân chủ – HPSĐ lần thứ hai nhất thiết phải là bản Hiến pháp thể hiện trên thực tế sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào các hoạt động của quá trình tổ chức BMQL nhà nước. Vì Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được nhân dân...”, “Nước ta là nước dân chủ. Địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”, “Chính quyền nhân dân lãnh đạo phải dân chủ, thiết thực... và có nhiệm vụ thực hiện tự do dân chủ cho dân chúng”, “Nhân dân là ông chủ nắm chính quyền”, nên “quyền phải giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người”; v.v..14.

3) Và cuối cùng, về đặc tính pháp quyền, HPSĐ lần thứ hai nhất thiết phải là bản Hiến pháp ghi nhận đầy đủ và rõ ràng, khoa học và chính xác các cơ chế KSQL nhà nước (đặc biệt là cơ chế bảo hiến bằng nhánh QTP) để khắc phục thực trạng bất cập (đã phân tích trên đây) của các quy định trong Hiến pháp năm 1992. Vì quan niệm chủ quyền của nhân dân và dân

(15) Thái Vĩnh Thắng, Tìm hiểu triết học pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 2+3, tháng 1+2 /2011, tr. 25-28.

chủ chỉ có thể được thực hiện trên thực tế bằng Hiến pháp và pháp luật trong NNPQ nên ngay từ năm 1922, trong tác phẩm “Việt Nam yêu cầu ca” Hồ Chí Minh đã khẳng định “Bảy xin hiến pháp ban hành; Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”15.

Thứ năm, nếu có được nhận thức khoa học đúng đắn đối với những điều trên đây về một bản Hiến pháp mới dân chủ, nhân dân và pháp quyền thì hơn bao giờ hết, đó chính là sự thể hiện sinh động và thiết thực nhất kết quả của cuộc học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh mà toàn Đảng, toàn dân ta đã và đang triển khai suốt mấy năm qua. Vì rõ ràng là ngay từ Hiến pháp năm 1946, được soạn thảo dưới sự chỉ đạo anh minh và sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã ghi nhận tại Điều 21 rằng: “Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia”. Bởi lẽ, việc bảo đảm nguyên tắc chủ quyền của nhân dân trong tổ chức BMQL nhà nước Việt Nam hiện nay là ở chỗ: khi các cơ cấu trong BMQL nhà nước Việt Nam vẫn tiếp tục đi theo truyền thống và tư tưởng “nhân dân làm nên tất cả” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và hiện nay đều gắn bó mật thiết với hai từ “nhân dân” (như: các HĐND, UBND, VKSND, TAND, CAND hay QĐND, v.v..), thì HPSĐ cần trao cho nhân dân quyền trực tiếp bầu ra những người “công bộc” đại diện cho họ để thực hiện quyền lực ở cả hai nhánh quyền lực nhà nước còn lại mà Hiến pháp năm 1992 chưa quy định như: 1) Nhánh QHP - bầu Chủ tịch nước và các Chủ tịch UBND; 3) Nhánh QTP - các Thẩm phán TAND và Kiểm sát viên VKSND địa phương các cấp.

3.3. Xác định một cách đồng bộ những cơ sở khoa học, thực tiễn của việc sửa đổi Hiến sở khoa học, thực tiễn của việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam

Từ việc bảo đảm sự nhận thức, khoa học thống nhất và biện chứng đã được phân tích trên đây, theo chúng tôi, việc SĐHP năm 1992

(lần thứ hai) trong giai đoạn xây dựng NNPQ Việt Nam cần phải được xác định một cách đồng bộ và dựa trên những cơ sở khoa học, thực tiễn khách quan, có căn cứ và bảo đảm sức thuyết phục sau đây:

Một là, việc SĐHP cần bảo đảm sự phù hợp với thực tiễn pháp lý, cũng như những điều kiện cụ thể hiện nay của Việt Nam (về kinh tế, xã hội, tâm lý, đạo đức, văn hóa, lịch sử, tôn giáo, truyền thống, v.v..) để sau khi được thông qua, các quy định của Hiến pháp đã được sửa đổi, bổ sung (Hiến pháp sửa đổi - HPSĐ) sẽ thực sự là những căn cứ pháp lý nền tảng cho hệ thống pháp luật quốc gia, cũng như cho việc điều chỉnh những nhóm vấn đề chủ yếu tương ứng với các lĩnh vực cơ bản và quan trọng nhất trong sinh hoạt nhà nước, xã hội.

Hai là, việc SĐHP cần phải đáp ứng được các quan hệ xã hội đang tồn tại ở Việt Nam đương đại trong gần 20 năm qua (kể từ khi Hiến pháp năm 1992 có hiệu lực) và có tính đến sự phát triển tiếp tục của các QHXH này trong tương lai để sau khi được thông qua, các quy định của HPSĐ có thể đi vào cuộc sống.

Ba là, việc SĐHP cần có sự lĩnh hội được các tư tưởng pháp lý tiến bộ và dân chủ với tư cách là những tinh hoa của nền văn minh nhân loại (như: sự tôn trọng và bảo vệ các quyền và tự do của con người và của công dân; sự phân công, phối hợp và kiểm soát để tạo ra cơ chế kiểm tra và cân bằng giữa các nhánh quyền lực nhà nước; sự BVHP bằng nhánh QTP, v.v..) – các nguyên tắc và các quy phạm được thừa nhận chung của pháp luật quốc tế, cũng như có sự tham khảo và lựa chọn kinh nghiệm lập hiến tốt, tiến bộ và dân chủ của các NNPQ trên thế giới.

Bốn là, việc SĐHP phải góp phần thúc đẩy một cách tích cực cho thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp xây dựng NNPQ, phát triển và củng cố các thiết chế của xã hội dân sự và, thành công của công cuộc cải cách tư pháp trên đất nước Việt Nam.

HIẾN PHÁP VớI VIệC TỔ CHứC BỘ MÁY QUYềN LựC NHÀ NướC TRONG GIAI ĐOạN XâY DựNG NHÀ NướC PHÁP QUYềN VIệT NAM

(16) Xem thêm: Lê Văn Cảm, Chế định kiểm tra Hiến pháp trong NNPQ và mô hình lý luận về việc tổ chức thực thi chế định này ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước & Pháp luật, số 5/2009; Lê Văn Cảm, Sửa đổi Hiến pháp năm 1992- cơ cấu chung và các quy định cơ bản về tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 22, tháng 11/2010; Lê Văn Cảm, Nguyễn Cảnh Hợp, Các quy phạm hiến định về quyền lập pháp trong giai đoạn xây dựng NNPQ Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 5, tháng 3/2011; Lê Văn Cảm, Nguyễn Khắc Hải, Tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước trong xây dựng NNPQ Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 12, tháng 6/2011; Lê Văn Cảm, Trịnh Tiến Việt, Nguyễn Khắc Hải, Các quy định cơ bản về quyền tư pháp trong Hiến pháp của giai đoạn xây dựng NNPQ Việt Nam, Tạp chí Khoa học (Chuyên san Luật) của Đại học Quốc gia Hà Nội, số 02/2011.

Và cuối cùng, năm là, việc SĐHP cần phải dựa trên tư tưởng “lấy dân làm gốc” của Hồ Chí Minh, mà sự thể hiện rõ nét nhất quan điểm này của Người là thực tiễn lập hiến của đất nước thông qua các quy định của Hiến pháp Việt Nam năm 1946.

3.4. Xác định một cách đầy đủ, khoa học và chính xác đủ, khoa học và chính xác phạm vi những vấn đề chủ yếu cần được điều chỉnh trong Hiến pháp sửa đổi

Từ sự suy ngẫm về những vấn đề đã được phân

tích trên đây, đối chiếu với các quy định trong Hiến pháp năm 1992, trên cơ sở các quy luật chung, biện chứng và tất yếu của lịch sử nhà nước và pháp luật đang diễn ra trên thế giới, cũng như khát vọng nhân dân ta và những điều kiện cụ thể của đất nước, đồng thời căn cứ vào các QHXH đang tồn tại và sẽ phát triển trong tương lai ở Việt Nam, chúng tôi cho rằng, nên chăng trong lần sửa đổi, bổ sung thứ hai này, Hiến pháp mới của nước ta cần điều chỉnh ít nhất là năm nhóm QHXH chủ yếu tương ứng với ít nhất là 18 lĩnh vực chủ yếu và quan trọng nhất trong sinh hoạt nhà nước, xã hội sau đây16:

Thứ nhất, nhóm những vấn đề liên quan đến ba chế độ hiến định lớn của một quốc gia là: chế độ chính trị (1), chế độ kinh tế (2) và chế độ xã hội (3).

Thứ hai, nhóm những vấn đề liên quan đến địa vị pháp lý của cá nhân là: chế định các quyền con người (4), chế định nghĩa vụ của công dân (5) và hệ thống các cơ chế pháp lý

để bảo vệ các quyền hiến định này ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế (6).

Thứ ba, nhóm những vấn đề liên quan đến một loạt các chế định về tổ chức, thực hiện và KSQL nhà nước là: QLP (7), QHP (8), QTP (9), quyền kiểm sát - QKS (10) nếu Quốc hội vẫn tiếp tục giữ nguyên việc tổ chức hệ thống VKS như hiện nay và, chính quyền địa phương (11).

Thứ tư, nhóm những vấn đề liên quan đến quy trình lập hiến bao gồm: soạn thảo (12), sửa đổi (13), bổ sung (14), thông qua (15) và công bố (16) Hiến pháp, cũng như hiệu lực của Hiến pháp (17).

Và cuối cùng, thứ năm - nhóm những vấn đề liên quan đến các quy định chuyển tiếp (18) để điều chỉnh hiệu lực tạm thời của các quy

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-1-2--2012- (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)