CỦA HÀ NỘI HIỆN NAY

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-1-2--2012- (Trang 77 - 79)

HOÀNG XUâN NGHĩA*

(*) TS. Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội.

mà nói, CNTB chỉ mang tính tai ương, thất bại của CNTB còn sớm hơn cả thất bại của chủ nghĩa xã hội”1. Một câu hỏi luôn ám ảnh các nhà khoa học thế giới: “Tại sao CNTB thắng lợi ở phương Tây nhưng lại thất bại ở các nơi khác?”; “Tại sao nó lại không có khả năng bành trướng và chinh phục toàn xã hội?... Tại sao một phần đáng kể của sự hình thành vốn (tư bản - TG) lại chỉ có thể diễn ra trong những khu vực nhất định chứ không phải toàn bộ nền kinh tế thị trường của thời đại?”2. Vấn đề là ở chỗ, khác với các thế kỷ trước đây, CNH và phát triển kinh tế thị trường hiện đại không thể ra đời tự phát, mà cần những điều kiện về kinh tế, xã hội và thể chế thích hợp, đặc biệt, cần một Nhà nước mạnh và trong sạch để quản lý các quá trình phát triển.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập, không thể phủ nhận bên cạnh những cơ hội lớn mà thời đại tạo ra, cũng có nhiều thách đố gay gắt về phát triển. Trong đó, thách đố lớn nhất là đòi hỏi các nước đi sau như Việt Nam phải phát huy được nội lực và nhân tố năng động của chủ thể, để có thể tranh thủ tối đa ngoại lực và lợi thế của người đi sau, nhằm thu hẹp khoảng cách và đạt được sự phát triển hiện đại. Tuy nhiên, do tồn tại khoảng cách lớn về trình độ, nhất là khoảng cách về khoa học công nghệ so với CNTB mà các nước đi muộn vào CNH và kinh tế thị trường toàn cầu phải chịu sức ép lớn trong cuộc cạnh tranh không cân sức; họ buộc phải đề ra yêu cầu bức thiết về phát triển rút ngắn và đuổi kịp, nếu không sẽ bị loại khỏi cuộc chơi toàn cầu hoá. Thậm chí, có ý kiến bi quan còn cho rằng, trong điều kiện chênh lệch quá lớn về trình độ phát triển như ngày nay thì những nước nghèo mãi mãi không thể vươn lên theo kịp các nước giàu - bởi xét về giá trị tuyệt đối thì các nước giàu như Mỹ, Nhật Bản, EU chỉ tăng 1% GDP là đã lớn hơn hàng chục, hàng trăm % GDP của các nước nghèo!

Ngoài ra, không ngoại trừ các nước phát

triển lợi dụng toàn cầu hoá để áp đặt sự thống trị và bóc lột theo kiểu “chủ nghĩa thực dân mới” hay quan hệ “trung tâm - ngoại vi”. Xét về thực chất, nền kinh tế thị trường TBCN toàn cầu ngày nay là sự thống trị của một thiểu số các nước lớn hay các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) ở “trung tâm” đối với “ngoại vi”, thông qua việc định ra luật lệ và chính sách, điều phối hoạt động kinh tế và trao đổi thương mại bất lợi cho các nước nghèo. Theo tính toán, vào đầu thế kỷ XXI, các nư¬ớc công nghiệp phát triển đã giành 350 tỷ USD hàng năm để trợ cấp cho nông dân nước họ, tức gấp 7 lần tổng số tiền viện trợ quốc tế cho các nước nghèo. Trên thế giới có khoảng 1,2 tỷ người sống dưới mức nghèo khổ với thu nhập chỉ 1 USD/người/ngày; mà nguyên nhân chủ yếu là do chính sách trợ cấp nông nghiệp và việc hạn chế nông phẩm của nước nghèo tiếp cận thị trường nước giàu3. CNH và phát triển kinh tế thị trường theo mô hình phương Tây, mà Mỹ và các định chế toàn cầu WB, IMF đang cố áp đặt một cách “võ đoán”, đã tỏ ra bất khả thi. Trái lại, nó có nguy cơ tạo ra sự lệ thuộc về chính sách giữa nước nghèo vào nước giàu, đồng thời gây xung đột sâu sắc với các giá trị văn hoá và truyền thống, làm tăng bất ổn xã hội và khoảng cách giàu nghèo trong lòng các xã hội vốn không quen với chủ nghĩa làm giàu vị kỷ, thần tượng hoá đồng tiền đến mức chà đạp cả đạo lý, thuần phong bản địa.

Với Việt Nam, sau khi đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO, nền kinh tế nước ta phải tham gia vào sân chơi chung, vận hành theo luật lệ thương mại và thị trường toàn cầu. CNH, hiện đại hóa (HĐH) hơn bao giờ hết lại nổi lên, trở thành nhiệm vụ trung tâm và có tính quyết định. Vấn đề là ở chỗ làm sao nhanh chóng đưa nước ta ra khỏi tình trạng chậm phát triển hay “thân phận công dân thế giới hạng hai”*, xây dựng thành công nước Việt Nam giàu mạnh, trở thành quốc gia công nghiệp

(1) Tiêu Phong, Hai chủ nghĩa một trăm năm. Nxb Chính trị Quốc gia, H, 2004, tr.211. (2) Hernando De Sôto, Bí ẩn của vốn, Nxb Chính trị Quốc gia, H, 2006.

(3)Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 144, thứ hai ngày 2/12/2002, tr.18. (*) Nguyễn Trung, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ.

(4) Theo thống kê của IMF năm 2007: GDP/đầu người Việt Nam vào năm 1986 kém Trung Quốc 200 USD, Philippines 440 USD, Inđônesia 550 USD, Thái Lan 997 USD, Malaixia 1.950 USD, Hàn Quốc 6.940 USD; vào năm 2006 kém Philippines 420 USD, Inđônesia 750 USD, Trung Quốc 1.100 USD, Thái Lan 2.140 USD, Malaixia 4.520 USD, Hàn Quốc 17.000 USD. Theo TS. Vũ Thành Tự Anh (Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright – Harvard: Công nghiệp hóa như thế nào, 31/5/2010): Tính theo giá trị gia tăng hàng công nghiệp chế tạo MVA trên đầu người thì vào năm 2008, Việt Nam đạt khoảng 200 USD, Trung Quốc đạt được mức này năm 1995, Thái Lan năm 1986, Malaixia năm 1977, Hàn Quốc năm 1976. Nếu coi Thái Lan và Malaixia hiện nay là nước cơ bản hoàn thành CNH thì phải đến năm 2025 Việt Nam mới đạt mức tương đương MVA trên đầu người của Thái Lan 1.400 USD, đến năm 2030 mới đạt mức tương đương của Malaixia 1.800 USD hiện nay. GS.TS Trần Văn Thọ (Đại học Waseda - Tôkyo: Con đường rút ngắn khoảng cách phát triển,14/10/210): So sánh Việt Nam với Thái Lan là 2 nước có một số tương đồng (dân số không khác nhau nhiều, cấu tạo tài nguyên gần giống nhau, vào thập niên 1950 hầu như có cùng trình độ phát triển). Vào năm 2004, GNI đầu người của Việt nam 550 USD, Thái Lan 2.540 USD, Trung Quốc 1.290 USD; chính xác hơn tính GNI theo PPP thì vào năm 2004 Việt Nam đạt 2.700 USD, Trung Quốc xấp xỉ gấp 2 lần và Thái Lan gấp 3 lần (8.020 USD). Tỷ trọng công nghiệp trong GDP Việt Nam năm 1993 là 15%, tương đương Thái Lan năm 1970. Tỷ lệ hàng công nghiệp trong giá trị xuất khẩu năm 2005 Việt Nam đạt 60%, tương đương với Thái Lan giữa thập niên 1980. Kết hợp các chỉ tiêu công nghiệp hóa thì vào đầu thế kỷ 21 Việt Nam chậm hơn Thái Lan 20 năm.

(5) Dự thảo Báo cáo Chiến lược phát triển KT-XH Hà Nội tới năm 2020 tầm nhìn 2030. HN, 2009.

hóa trong thế kỷ XXI, cũng giống như các nước G7, G8 hay G20, các nước NICs. Hơn nữa, Việt Nam sau hơn hai thập kỷ cải cách, mở cửa và hội nhập, đã luôn duy trì được mức tăng trưởng cao, GDP/đầu người bắt đầu vượt ngưỡng thu nhập thấp và bước vào hàng các quốc gia có thu nhập trung bình. Nhưng cũng có nhiều cảnh báo, đây là giai đoạn khó khăn nhất trong phát triển. Bởi nó quyết định hoặc chúng ta vươn lên đẳng cấp phát triển cao như các nước Tây Âu hay Đông Á, hoặc sẽ nằm lại trong quỹ đạo “bẫy thu nhập trung bình” và “trần công nghệ cao” như các nước Đông Nam Á và nhiều nước Mỹ latinh, châu Phi khác.

Đánh giá thật nghiêm khắc, có thể thấy rằng, chúng ta chưa thành công, thậm chí là thất bại về CNH. Kể từ khi Đổi mới đến nay, đã hơn ¼ thế kỷ, nếu tính cả thời gian đất nước chấm dứt chiến tranh, xây dựng hòa bình thì đã hơn 35 năm (vừa đủ thời gian cho một thế hệ các nước NICs trở thành những con hổ kinh tế), nhưng chúng ta mới chỉ tạm thoát ra khỏi ngưỡng nghèo và ở tốp dưới của các nước thu nhập trung bình (vượt mốc GDP 1.000 USD/ đầu người). Có ý kiến cho rằng, chúng ta mới đi được 1/3 - 1/4 lộ trình CNH. Lại có ý kiến bi quan hơn cho rằng, sự nghiệp CNH đang chệch hướng và khó tới đích! Từ nay tới năm 2020, chặng đường CNH chỉ còn 10 năm nữa, nhưng là chặng đường đầy khó khăn. Nó sẽ quyết định việc nước ta, sau khi thoát khỏi tình trạng quốc gia thu nhập thấp, có chuyển sang giai đoạn “cất cánh” và gia nhập vào nhóm các nước CNH mới (như Thái Lan, Malaixia,

Philippine…), và tiếp sau đó có thể vươn lên đẳng cấp phát triển cao (như Singappore, Hàn Quốc, Đài Loan…) hay không. Có so sánh rằng, xét theo các chỉ tiêu GDP/đầu người, tỷ trọng công nghiệp chế tạo và trình độ khoa học công nghệ, thì chúng ta đang “doãng rộng khoảng cách” và đi chậm hơn so với một số nước trong khu vực từ 15-20 năm4. Theo logic thông thường, Việt Nam không thể hoàn thành nhiệm vụ CNH bởi thời gian còn lại quá ngắn.

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-1-2--2012- (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)