Phân quyền theo chiều ngang: sự độc lập giữa các nhánh quyền lực và vị trí của

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-1-2--2012- (Trang 56 - 57)

lập giữa các nhánh quyền lực và vị trí của Tòa án

Một trong các nguyên lý cơ bản của thuyết tam quyền phân lập là sự kiểm soát đối trọng lẫn nhau của các nhánh quyền lực. Theo đó, Tòa án có quyền kiểm soát hoạt động của hệ thống hành pháp, thậm chí cả lập pháp, mà nội dung cốt lõi là kiểm soát các công cụ hoạt động cơ bản của chúng: các đạo luật và các văn bản pháp quy (VBPQ). Đó là cơ sở của sự ra đời Tòa hiến pháp và Tòa hành chính trong nhiều quốc gia.

Thông thường ở một quốc gia mà nguyên tắc phân quyền được áp dụng triệt để thì trong các thiết chế kiểm soát hệ thống VBQPPL, thường

xuyên hiện hữu vai trò của các cơ quan tư pháp (CQTP). Đương nhiên, kiểm soát tư pháp vẫn có thể đồng hành cùng với sự tồn tại của nhiều phương thức kiểm tra giám sát khác: giám sát nội bộ hành chính, giám sát nghị viện, giám sát xã hội, giám sát của nhân dân v.v..

Ngược lại ở các nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa (XHCN) trước đây, khi mà nguyên tắc tổ chức nhà nước chủ yếu dựa trên nền tảng tập quyền, thì vai trò kiểm soát hệ thống VBQPPL không được giao phó nhiều cho các thiết chế tư pháp. Bù đắp cho sự thiếu hụt này, các thiết chế kiểm soát khác được tăng cường như: giám sát nội bộ hành chính, giám sát của khối cơ quan dân cử, đặc biệt có một thiết chế giám sát đặc thù: giám sát của các cơ quan Viện

Kiểm tra, giám sát hệ thống quy phạm pháp luật - đặc biệt là hệ thống văn bản pháp quy - là biểu hiện của một nhà nước pháp quyền. Trong một quốc gia, phương thức tổ chức và mức độ kiểm soát các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) sẽ ít nhiều nói lên mức độ của kỹ thuật phân quyền (theo chiều ngang cũng như chiều dọc) đang được áp dụng tại quốc gia đó. Bài viết mong muốn đưa ra cách tiếp cận về kiểm soát VBQPPL từ góc độ phân quyền và một vài suy nghĩ về thực tiễn Việt Nam.

NGUYễN HOÀNG ANH*

kiểm sát. Tuy nhiên cùng với thời gian, khi các nhân tố cốt lõi của thuyết phân quyền được tiếp thu và dần dần áp dụng vào các quốc gia này, các Tòa án cũng từng bước được giao phó vai trò kiểm tra các VBPQ. Vị trí của CQTP được nâng lên, đồng thời có sự tách bạch rõ ràng hơn giữa các nhánh cơ quan chuyên thực hiện các chức năng chuyên biệt của quyền lực nhà nước. Ở các nước theo mô hình XHCN trước đây hay hiện nay, đều đã xuất hiện các thiết chế Tòa hành chính, thậm chí nhiều nơi có Tòa hiến pháp.

Mức độ kiểm soát của Tòa án cũng phản ánh trình độ phân quyền. Tòa hành chính tồn tại trong khá nhiều quốc gia, tuy nhiên không phải ở đâu Tòa hành chính cũng đều giữ vai trò quan trọng như nhau trong kiểm soát các VBPQ. Ở nhiều nơi, Tòa hành chính chỉ có thể đánh giá tính hợp pháp của các quyết định hành chính cá biệt chứ không phải là các VBPQ, điển hình là trường hợp của Trung Quốc và Việt Nam.

Ở những quốc gia mà Tòa án có thẩm quyền kiểm soát hệ thống VBQPPL thì mức độ kiểm soát của Tòa án cũng không giống nhau. Có nơi việc đánh giá của Tòa án chỉ dừng lại ở các khái niệm sơ đẳng của tính hợp pháp như cơ sở pháp lý, thẩm quyền của cơ quan ban hành văn bản, trình tự và thủ tục ban hành VBPQ. Nhưng cũng có nhiều Tòa hành chính đã đẩy cao mức độ can thiệp của mình đến các yếu tố khác như: tính hợp lý, quyền tùy ý quyết định của cơ quan hành chính (CQHC). Tất nhiên, ranh giới và phạm vi kiểm soát những vấn đề này là hết sức nhạy cảm và gây ra không ít tranh cãi, ngay cả ở các quốc gia này.

Ngoài vị trí của Tòa án trong hệ thống thiết chế nhà nước, thì mức độ can thiệp của Tòa án vào kiểm soát các VBQPPL còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa: truyền thống và văn hóa tố tụng ở quốc gia, niềm tin của nhân dân, của các thể chế trao cho CQTP; kinh nghiệm và độ tin cậy của hoạt động tư pháp... Điều có thể thấy rõ rằng, trong các quốc gia thực hành triệt để nguyên tắc phân quyền thì Tòa án là thiết chế không thể thiếu và cũng là con đường cuối cùng, tối cao trong kiểm soát các VBQPPL.

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-1-2--2012- (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)