Xuất về tổ chức thực hiện quyền công tố ở Việt Nam

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-1-2--2012- (Trang 48 - 49)

tố ở Việt Nam

Mỗi cơ quan nhà nước cần phải có một chức năng, nhiệm vụ riêng. Sự phân công càng rành mạch, cụ thể thì hiệu quả quản lý nhà nước sẽ đạt kết quả càng cao và phát huy cao độ vai trò của cơ quan đó trong từng lĩnh vực, từng ngành, từng cấp. Nếu không, sẽ xảy ra tình trạng là ở một lĩnh vực nào đó có nhiều cơ quan cùng làm dẫn đến sự chồng chéo, hoặc có lĩnh vực bị bỏ trống, hoặc bị buông lỏng sự quản lý của Nhà nước dẫn đến sự vi phạm pháp luật, phá vỡ sự thống nhất trong quản lý nhà nước… mà không có một cơ quan nào chịu trách nhiệm.

Hiện nay Việt Nam đang thực hiện chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền là Nhà nước mà QLNN được tổ chức theo nguyên tắc phân công rành mạch trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp để thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động quyền lực nhằm hạn chế sự lộng quyền, lạm quyền, xâm hại tới lợi ích hợp pháp của công dân từ phía Nhà nước. Do vậy, việc quy định rõ chức năng thực hành quyền công tố của VKS có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi cuộc cải cách tư pháp cũng như nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

Để thực hiện được việc quy định rõ chức năng thực hành quyền công tố, theo chúng tôi, cần phải nghiên cứu để bổ sung những quy

định trong Bộ luật TTHS, trong các đạo luật về tổ chức hoạt động của các cơ quan nhà nước, nhất là các cơ quan tư pháp nhằm làm rõ hơn vị trí, chức năng, thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan tiến hành TTHS theo hướng:

a) Cần khẳng định rõ điều tra tội phạm là một công đoạn của chức năng công tố nhà nước và để phục vụ việc thực hiện chức năng công tố nhà nước; xác định rõ mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra và VKS, trong đó VKS là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong quá trình chứng minh tội phạm và trực tiếp thực hiện việc truy tố, buộc tội, luận tội bị cáo tại phiên toà. Đồng thời, để thực hiện chủ trương “...tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra…”, “…thực hiện cơ chế công tố gắn với hoạt động điều tra...”, cũng cần phải quy định rõ một số trách nhiệm của VKS như sau:

- Là đầu mối tiếp nhận và quyết định việc xử lý mọi tố giác, tin báo về tội phạm do cơ quan, tổ chức và cá nhân cung cấp. Cơ quan điều tra có nhiệm vụ xác minh tố giác, tin báo về tội phạm theo yêu cầu của VKS và chuyển ngay kết quả xác minh cho VKS để xem xét, quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự. VKS trực tiếp ra các quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra quyết định mở cuộc điều tra theo trình tự tố tụng.

- Tự mình, hoặc theo đề nghị của Cơ quan điều tra, ra quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra, truy tố thay vì việc phê chuẩn các lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra như hiện nay. VKS phải chịu trách nhiệm về những oan, sai trong bắt, tạm giữ, tạm giam.

- Có quyền huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra; chỉ đạo việc thu thập các bằng chứng buộc tội và gỡ tội. Các yêu cầu, chỉ thị bằng văn bản của VKS có giá trị bắt buộc Cơ quan điều tra phải chấp hành.

- Trên cơ sở kết quả điều tra, quyết định việc truy tố tội phạm và người phạm tội ra toà hoặc đình chỉ vụ án.

(Tiếp theo trang 43)

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-1-2--2012- (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)