Mô hình tổ chức kinh doanh

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-1-2--2012- (Trang 95 - 96)

Công cuộc hội nhập đặt ra thách thức lớn cho hệ thống pháp luật Việt Nam, đòi hỏi phải thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản: (i) xây dựng nền tảng pháp lý cho sự xuất hiện và bảo vệ các nhân tố của nền kinh tế thị trường và (ii) phải hài hòa hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật về đầu tư kinh doanh thương mại theo chuẩn mực quốc tế, theo những cam kết quốc tế của Việt Nam18. Việc xây dựng pháp luật về mô hình doanh nghiệp ở Việt Nam theo hướng hài hòa hóa với các mô hình phổ biến ở các nước phương Tây là thực sự cần thiết. Nhìn một cách tổng quan, trên thế giới có bốn mô hình tổ chức kinh doanh cơ bản là proprietorship (hay sole trader), partnership, co-operative và company (corporation); bên cạnh đó, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia mà có các mô hình tổ chức kinh doanh đặc thù khác.

Suốt hai thập kỷ qua, các nhà làm luật Việt Nam đã lần lượt ban hành các văn bản pháp luật qui định về những mô hình tổ chức kinh doanh đa dạng mà về cơ bản cũng giống với thế giới bên ngoài như hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, công ty hợp danh,

công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Nhìn chung, pháp luật về công ty của Việt Nam đã đi theo những chuẩn mực được thừa nhận rộng rãi trên thế giới như về tư cách pháp nhân độc lập, chế độ trách nhiệm hữu hạn của thành viên, sự tồn tại độc lập của công ty khi có sự thay đổi của thành viên, mô hình quản trị tập trung… Dù vẫn có những khác nhau nhất định giữa mô hình công ty ở Việt Nam và ở các nước phát triển, nhưng khi nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đầu tư thành lập công ty thì họ cũng không thấy sự khác nhau nhiều giữa mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần ở Việt Nam và ở nước ngoài. Sự khác nhau nhiều nhất có lẽ vẫn là mô hình công ty hợp danh của Việt Nam khi so sánh nó với partnership ở nhiều nước phương Tây như Anh, Úc, Nhật bản, Hoa Kỳ...19

Tóm lại, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam phải thực thi nghiêm chỉnh các cam kết quốc tế, các nguyên tắc và qui định của WTO. Trong suốt hơn hai thập kỷ qua, pháp luật doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước được xây dựng và hoàn thiện nhằm góp phần thực hiện chủ trương hội nhập và thực hiện các cam kết quốc tế; song, vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất định cần được sửa đổi, bổ sung.

Vốn điều lệ theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam

Luật Doanh nghiệp 2005 quy định vốn điều lệ là “là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty”1. Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ (Nghị định 43) hướng dẫn việc đăng ký doanh nghiệp thì quy định rằng “vốn điều lệ công ty cổ phần không bao gồm giá trị của số cổ phần được quyền chào bán”2. Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính

phủ (Nghị định 102) hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp cho rằng, vốn điều lệ của công ty cổ phần là “tổng giá trị mệnh giá số cổ phần đã phát hành”. Số cổ phần được coi là đã phát hành là số cổ phần “mà các cổ đông đã thanh toán đủ cho công ty”3. Còn vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn (cả một thành viên và hai thành viên trở lên- TNHH) là “tổng giá trị các phần vốn góp do (các) thành viên đã góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn cụ thể và đã được ghi vào điều lệ công ty”4.

Vốn điều lệ Luật Doanh nghiệp Nghị định 43 Nghị định 102

Công ty TNHH Số vốn do các thành

viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ

Theo Luật Doanh

nghiệp Theo Luật Doanh nghiệp

Công ty cổ phần

Vốn điều lệ không bao gồm giá trị của số cổ phần được quyền chào bán

Tổng giá trị mệnh giá số cổ phần đã phát hành (đã thanh toán đủ bởi cổ đông cho công ty)

NGUYễN QUốC VINH*

(*) TS, Học viện Tư pháp.

(1) Khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005. (2) Khoản 4 Điều 40 Nghị định 43.

(3) Khoản 4 Điều 6 Nghị định 102. (4) Khoản 1 và 2 Điều 6 Nghị định 102.

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-1-2--2012- (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)