Nhóm các điều kiện vật chất bảo đảm cho hoạt động của đại biểu

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-1-2--2012- (Trang 54 - 56)

cho hoạt động của đại biểu

Quốc hội đã có 65 năm hoạt động và phát triển, nhưng các điều kiện vật chất bảo đảm cho Quốc hội, ĐBQH hoạt động thì hầu như chưa được quy định một cách hoàn chỉnh, đầy đủ. Có tình trạng đó là vì từ khóa VIII trở về

trước, gần như tất cả ĐBQH đều hoạt động kiêm nhiệm (kể cả UBTVQH). Cứ đến kỳ họp thì ĐBQH đến hội trường họp, sau kỳ họp lại về cơ quan, đơn vị, địa phương mình công tác. Mỗi kỳ họp cũng chỉ trên dưới một tuần lễ. Đến khóa IX, bắt đầu có 20 đại biểu hoạt động chuyên trách và Quốc hội hoạt động ngày càng thực chất hơn. Đến khóa XIII, số đại biểu hoạt động chuyên trách, kể cả đại biểu chuyên trách ở địa phương hoạt động cho Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban đã lên đến gần 150 người. Cũng từ khóa IX đến nay cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Quốc hội, chế độ, chính sách cho ĐBQH mới từng bước được xây dựng và hoàn thiện.

3.1. Quy định của pháp luật về nhóm việc này này

Có hai văn bản chủ yếu quy định tương đối cụ thể. Trước hết là Luật TCQH hiện hành. Luật này có Điều 59 quy định có tính chất tập trung các điều kiện bảo đảm cho đại biểu hoạt động chuyên trách, là: “ĐBQH hoạt động chuyên trách được bố trí nơi làm việc và các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động đại biểu của mình. Khi đại biểu hoạt động chuyên trách thôi làm nhiệm vụ đại biểu thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có trách nhiệm bố trí công tác cho ĐBQH. Thời gian ĐBQH hoạt động chuyên trách được tính vào thời gian công tác liên tục. Lương, các chế độ khác của ĐBQH hoạt động chuyên trách và các khoản phụ cấp của ĐBQH do UBTVQH quy định”. Đoạn “… các khoản phụ cấp của ĐBQH do UBTVQH quy định” được hiểu là quy định cho tất cả các đại biểu Quốc hội.

Thứ hai là Quy chế hoạt động của ĐBQH và Đoàn ĐBQH, có thể coi là văn bản cụ thể hóa một bước các quy định của Điều 59 nói trên và quy định rộng ra cho tất cả các đại biểu Quốc hội. Tại Quy chế, các Điều 37, 39, 40, 41, 42, 43, 442 đã cụ thể hóa các điều kiện bảo đảm cho đại biểu.

3.2. Việc thực hiện các quy định trên

(3) Xem Tổ chức và hoạt động của Quốc hội một số nước, Văn phòng Quốc hội, H., 2002, tr. 291-292.

(Xem tiếp trang 63)

nay, các chế độ, chính sách về điều kiện vật chất bảo đảm cho hoạt động của ĐBQH đã từng bước được hoàn thiện. Nếu so sánh điều kiện hiện nay với 20 năm trước thì đã có sự tiến bộ vượt bậc. Thông tin, tài liệu, phương tiện làm việc, đi lại, tiền lương, thu nhập, nơi ăn ở… được cải thiện đáng kể, nhất là từ năm 2002 đến nay.

Về chế độ tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương đối với ĐBQH chuyên trách, trước đây không có “tên tuổi” trong hệ thống thang lương, bảng lương của Nhà nước, phải vận dung theo thang, bảng lương các cơ quan của Chính phủ, thì đến năm 1993 và nhất là từ năm 2004, đã chính thức có tên trong Bảng lương chức vụ và Bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước và ĐBQH hoạt động chuyên trách. Riêng phụ cấp chức vụ có ưu đãi đáng kể và tiếp tục được điều chỉnh từ nửa cuối nhiệm kỳ khóa XII.

Về phương tiện làm việc, ngoài việc bố trí nơi ăn ở, nơi làm việc, sổ sách, tài liệu, tủ, bàn… mỗi ĐBQH đã được trang bị một máy tính cá nhân, do đó, có thể cập nhật thông tin, làm việc được ở nhiều nơi. Đây là một cố gắng lớn trong việc thực hiện Chương trình công nghệ thông tin của Quốc hội từ khóa XI đến nay. Với tinh thần tạo mọi điều kiện tốt nhất cho ĐBQH làm việc, Quốc hội khóa XI đã quyết định xây dựng tòa nhà Quốc hội theo tiêu chuẩn quốc tế, khi hoàn thành thì chắc chắn sự cải thiện điều kiện làm việc cho ĐBQH còn khá hơn nhiều.

3.3. Vấn đề cần nghiên cứu đổi mới và hoàn thiện thiện

- Đối với bất kỳ một cán bộ, công chức nào thì công việc và chế độ tiền lương cũng là vấn đề cần được quan tâm đầu tiên. Đối với ĐBQH cũng vậy, tuy tiền lương, thu nhập đã có những bước tiến đáng kể nhưng chưa hoàn chỉnh, cần được hoàn thiện theo hướng sau: Một là, hệ thống hóa lại các chính sách, chế độ tiền lương hiện hành đối với ĐBQH chuyên trách để dễ theo dõi. Hai là, điều chỉnh

những bất hợp lý về mức lương, mức phụ cấp của các chức danh. Ví dụ, trước đây hệ số tiền lương nhà nước tối đa chỉ là 10, thì Ủy viên UBTVQH có hệ số cao hơn Chủ nhiệm các Ủy ban là 0,2; nay hệ số tiền lương nhà nước tối đa lên tới 13 thì Ủy viên UBTVQH lại chỉ cao hơn Chủ nhiệm Ủy ban chỉ có 0,1 (lẽ ra là phải từ 0,3 trở lên). Ba là, phải xây dựng chế độ tiền lương chính thức cho các đại biểu không có chế độ tiền lương (như đại biểu là xã viên hợp tác xã, những đại biểu đại diện cho dân cư nông thôn… mặc dù số đại biểu này ngày càng ít) và chế độ phụ cấp hay chênh lệch lương của các đại biểu hoạt động kiêm nhiệm khi làm nhiệm vụ đại biểu mà tiền lương ở cơ quan, tổ chức, đơn vị của đại biểu đó thấp hơn so với mức lương ở Quốc hội. Bốn là, nghiên cứu tăng hoạt động phí của ĐBQH lên mức mới phù hợp hơn với tình hình hiện nay (mức một lần lương tối thiểu là quá thấp).

- Có một vấn đề có lẽ không chỉ chúng tôi mà nhiều đại biểu quan tâm (cả hiện tại và mai sau), đó là vấn đề chất lượng hoạt động của đại biểu có liên quan đến bộ máy giúp việc (cả ở trung ương và địa phương), vì ngoài sự nỗ lực của đại biểu thì nỗ lực của bộ máy giúp việc cho đại biểu cũng rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động của đại biểu. Trước tiên, cần sớm nghiên cứu, tổ chức cho hợp lý việc trợ giúp đại biểu trong những hoạt động chủ yếu. Tham khảo phương pháp và kỹ thuật làm việc của Văn phòng giúp việc của Nghị viện các nước trên thế giới cho thấy, ở nhiều nước, Nghị viện cấp hẳn cho nghị sĩ (hàng năm hoặc cả nhiệm kỳ) một khoản kinh phí để tổ chức văn phòng riêng và thuê thư ký. Ở nhiều nước, nghị sĩ thường có hai văn phòng, một ở đơn vị bầu cử và một ở Thủ đô. Tùy theo mỗi nước và tùy theo yêu cầu sử dụng, mỗi nghị sĩ có thể thuê từ 2 cho đến 20 thư ký, trợ lý. Riêng ở Hoa Kỳ, mỗi hạ nghị sĩ có tới 16 và thượng nghị sĩ có tới 36 trợ lý. Đến năm 2002,

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-1-2--2012- (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)