Phân quyền theo chiều dọc: trình độ tự quản thể hiện trong mức độ can thiệp của

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-1-2--2012- (Trang 57 - 58)

quản thể hiện trong mức độ can thiệp của chính quyền trung ương vào giám sát hệ thống văn bản quy phạm của địa phương

Cũng như trong trường hợp phân quyền theo chiều ngang, cơ chế kiểm soát VBQPPL sẽ phản ánh mức độ phân quyền theo chiều dọc - mức độ phân quyền giữa trung ương và địa phương. Chừng nào CQHC trung ương còn giữ sự can thiệp quá sâu vào kiểm soát văn bản quy phạm của cấp dưới, chừng đó vẫn tồn tại mối quan hệ trực thuộc và chính quyền địa phương chưa thực sự giữ vai trò chủ động trong quản lý, điều hành các công việc địa phương.

Việc phân cấp, trao quyền cho cấp dưới phải đồng thời gắn với việc giảm bớt sự giám hộ và kiểm soát của chính quyền trung ương, mà cốt lõi là giảm thiểu tối đa, thậm chí xóa bỏ sự giám sát hành chính đối với quyền đặt ra các quy phạm pháp luật của địa phương. Có như vậy, chính quyền địa phương mới thực sự chủ động và tự chịu trách nhiệm - đây là điều kiện tiên quyết để thực hiện phân quyền.

Lịch sử phân quyền của Cộng hòa Pháp chính là lịch sử của việc chuyển giao cơ chế kiểm soát VBPQ của các cộng đồng lãnh thổ địa phương. Thoạt tiên chính quyền trung ương trực tiếp kiểm soát hệ thống VBPQ của địa phương - thông qua một thiết chế tản quyền: các tỉnh trưởng - người đại diện của nhà nước trung ương đóng tại các tỉnh. Tuy nhiên, một đạo luật năm 1982 đã mạnh dạn trao quyền tự quản cho các chính quyền địa phương, và cùng với đó là việc bãi bỏ chế độ giám hộ và kiểm soát hành chính. Từ đó, các tỉnh trưởng không giữ quyền trực tiếp kiểm soát các VBPQ; các văn bản quan trọng của địa phương không cần gửi lên tỉnh trưởng chuẩn y trước khi quyết định. Việc kiểm soát các VBPQ của chính quyền địa phương hoàn toàn do Tòa án đảm nhiệm. Ngay cả trong trường hợp tỉnh trưởng cho rằng, một VBPQ của địa phương thuộc quyền quản lý của mình là không hợp pháp, thì cũng chỉ có thể sử dụng quyền đệ trình văn bản đó lên Tòa hành chính xem xét mà thôi. Như vậy, đỉnh cao của sự phân quyền là chấm dứt hoàn toàn sự can

(1) Theo Martine LOMBARD, “Droit adminsitratif”, Giáo trình Luật hành chính, Nxb. Dalloz, 2001, tái bản, sửa đổi bổ sung 2007 (bản tiếng Pháp).

(2) Theo Điều 28 Luật Tố tụng hành chính: Những khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm: “Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức”.

Và theo Điều 3, mục 1 và 2 Luật Tố tụng hành chính: 1. Quyết định hành chính là văn bản do CQHC nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-1-2--2012- (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)