Xây dựng một tòa án hiến pháp độc lập

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-1-2--2012- (Trang 36 - 39)

Các luật gia Việt Nam có thể dễ dàng thống nhất về mô hình tài phán hiến pháp tập trung vì những lý do nêu trên, nhưng việc tổ chức cơ quan tài phán hiến pháp tập trung như thế nào thì thường có hai phiên bản. Ở phiên bản thứ nhất, chức năng tài phán hiến pháp sẽ được thực hiện bởi một tòa án riêng độc lập với tòa án tối cao. Ví dụ như ở Đức, Hàn Quốc, Thái Lan, Nga. Ở phiên bản thứ hai, chức năng tài phán hiến pháp sẽ được thực hiện bởi chính tòa án tối cao. Tòa án tối cao trong mô hình này sẽ thực hiện các chức năng giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các loại tài phán hình sự, dân sự, hành chính... đồng thời thực hiện tài phán hiến pháp. Trong tòa án tối cao có thể thành lập ra Ban tài phán hiến pháp nhưng ban này chỉ có chức năng nghiên cứu, chuẩn bị hồ sơ, đưa ra ý kiến tư vấn cho Hội đồng thẩm phán Tòa án tối cao, ví dụ như Tối cao pháp viện theo Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1967.

Về chiến lược dài hạn cho Việt Nam, chúng tôi cho rằng, chúng ta nên theo phiên bản thứ nhất: Thành lập một Tòa án hiến pháp độc lập, bởi:

Thứ nhất, sợi dây giữa tài phán hiến pháp và chính trị phức tạp hơn, gần hơn so với các loại tài phán khác như tài phán hình sự, dân sự. Vì vậy, nhằm bảo đảm sự vô tư cho tài phán hiến pháp cần áp dụng các biện pháp bổ sung so với các loại hình tài phán khác. Việc tách biệt tòa án hiến pháp ra khỏi tòa án tối cao sẽ tạo điều kiện dễ dàng và hiệu quả hơn cho việc áp dụng các biện pháp này, qua đó tạo ra sự độc lập cao cho tòa án hiến pháp.

(11) Đào Trí Úc - Nguyễn Như Phát (Chủ biên), Tài phán hiến pháp và vấn đề xây dựng mô hình tài phán hiến pháp tại Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2007, tr. 57.

(12) LS. Ngô Bảo Trâm, Ngô Minh Hưng, Công lý không thể có “điểm dừng”, xem tại: http://phapluattp.vn/198556p1015c1074/cong- ly-khong-the-co-diem-dung.htm; Nghĩa Nhân, Quốc hội cần bảo vệ quan điểm tăng quyền cho luật sư, xem tại: http://vnexpress. net/gl/phap-luat/2003/06/3b9c8b21/; Án “đụng trần” vẫn có thể xét xử lại, Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh, xem tại: http://www. baomoi.com/An-dung-tran-van-co-the-xu-lai/121/3080967.epi

chọn nơi đặt trụ sở của tòa án hiến pháp. Kinh nghiệm từ việc Tòa án hiến pháp Liên bang Đức không đặt tại trung tâm chính trị Berlin hay Bonn mà đặt ở Karlsruhe có thể xem là một bài học quý trong vấn đề bảo đảm sự độc lập cho tài phán hiến pháp ở Việt Nam. Về điểm này, Otto Depenheuer, trong cuốn sách “Tài phán hiến pháp và vấn đề xây dựng mô hình tài phán hiến pháp ở Việt Nam”11 đã viết như sau: Nhằm tăng cường niềm tin vào thẩm phán thì các thẩm phán cần tự mình giữ khoảng cách với các quyền lực chính trị. Sự xa cách về mặt địa lý giữa tòa án và trung tâm chính trị (tác giả ám chỉ Berlin) sẽ làm cho việc giữ gìn kỷ luật và trách nhiệm vô tư của thẩm phán sẽ được nhẹ nhàng hơn.

Nếu muốn giữ khoảng cách về mặt địa lý giữa trụ sở của tài phán hiến pháp với trung tâm chính trị thì phiên bản thứ hai (tài phán hiến pháp là một chức năng của tòa án tối cao) sẽ không thể đáp ứng được vì Tòa án nhân dân tối cao đã đặt trụ sở tại Hà Nội. Theo ý kiến cá nhân, sẽ rất có ý nghĩa nếu Tòa án hiến pháp tương lai của Việt Nam đặt trụ sở tại thành phố trung tâm khác Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Ngoài việc giảm thiểu sự can thiệp chính trị, tăng tính độc lập của tòa án, thì việc đặt trụ sở tòa hiến pháp ngoài hai thành phố này còn có ý nghĩa giảm áp lực đô thị hóa cho Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Thứ ba, lương bổng của thẩm phán, cũng như công chức hiện nay là khá thấp, nói chung chủ yếu dựa vào thâm niên mà ít căn cứ vào tài năng hay vị trí công việc đảm nhận. Bất cập này chưa thể một sớm một chiều khắc phục được trên diện rộng thì cũng cần phải được khắc phục trong phạm vi các thẩm phán hiến pháp. Ngoài ra, chu trình bổ nhiệm, nhiệm kỳ, trách nhiệm của thẩm phán hiến pháp - những người được xem là tinh túy của nền luật học Việt Nam - cũng cần phải khác biệt với các thẩm phán của Tòa án nhân dân hiện nay. Những biện pháp đãi ngộ riêng nói trên nhằm nâng cao tính độc lập, đạo đức, chuyên môn của thẩm phán hiến pháp chỉ có thể phát huy dễ dàng trong mô hình thiết lập một Tòa án hiến pháp độc lập với Tòa án nhân dân hiện nay.

Thứ tư, Tòa án hiến pháp độc lập sẽ tạo ra một diện mạo hoàn toàn mới cho tài phán hiến pháp, tách biệt so với diện mạo của hệ thống tòa án hiện nay. Chúng ta không nên xem nhẹ ý nghĩa của điều này, vì tài phán hiến pháp hầu như không có cơ quan cưỡng chế riêng biệt. Việc tuân thủ phán quyết của Tòa án hiến pháp phụ thuộc vào tập quán chính trị, bối cảnh chính trị và sự tôn trọng của công chúng cũng như của các chính trị gia dành cho Tòa án hiến pháp. Nói cách khác, danh tiếng của Tòa án hiến pháp càng cao thì khả năng công luận đòi hỏi sự tuân thủ phán quyết của Tòa án hiến pháp càng lớn. Trong khi đó, danh tiếng của Tòa án nhân dân tối

LựA CHọN Mô HìNH TÀI PHÁN HIẾN PHÁP - NHữNG VẤN Đề PHỔ BIẾN VÀ ĐặC THù QUốC GIA

(13) LS. Ngô Bảo Trâm, Ngô Minh Hưng, Công lý không thể có “điểm dừng”,

xem tại: http://phapluattp.vn/198556p1015c1074/cong-ly-khong-the-co-diem-dung.htm

(14) Trả lời phỏng vấn của Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Vũ Đức Khiển trong bài viết, Án “đụng trần” vẫn có thể xét xử lại, Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh, xem tại: http://www.baomoi.com/An-dung-tran-van-co-the-xu-lai/121/3080967.epi

cao qua những vụ án rắc rối tương tự như vụ án Huỳnh Văn Nam12 hay vụ án Vườn Điều chưa thể một sớm một chiều nhận được sự ủng hộ cần thiết13 của công luận đủ để tạo nên áp lực chính trị buộc các cơ quan chính trị hàng đầu của Việt Nam với tư cách là bị đơn tuân thủ phán quyết của Tòa án. Việc thành lập Tòa án hiến pháp mới sẽ cho phép danh tiếng của tổ chức này thoát ly những vụ án bị chỉ trích nhiều của Tòa án nhân dân tối cao14. Thứ năm, vấn đề liên quan đến tính mở trong nguồn bổ nhiệm thẩm phán hiến pháp. Nếu phiên bản thứ hai được lựa chọn, thì khả năng lớn là chức năng tài phán hiến pháp sẽ được thực hiện bởi một bộ phận của Tòa án nhân dân tối cao, giống như việc thiết lập tài phán hành chính ở Việt Nam năm 1996. Khi đó, một hiện tượng tương tự sẽ xảy ra: các thẩm phán tài phán hiến pháp (năm 1996 là thẩm phán hành chính) sẽ được lựa chọn không phải từ bên ngoài, mà chủ yếu thuyên chuyển các thẩm phán đương nhiệm ở tòa hình sự, dân sự, kinh tế của Tòa án nhân dân tối cao sang làm thẩm phán hiến pháp (năm 1996 là thẩm phán hành chính). Nếu điều này xảy ra sẽ khó lòng bảo đảm tính chuyên môn, vì hầu hết các thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chỉ thạo về luật hình sự, dân sự, kinh doanh, hành chính... chứ không phải là luật hiến pháp.

Nếu phiên bản thứ nhất được chấp nhận (thiết lập Tòa án hiến pháp độc lập) thì tính mở của việc bổ nhiệm thẩm phán sẽ được cải thiện hơn nhiều; đặc biệt là các giáo sư luật học, chính trị học, các luật gia nổi tiếng sẽ có nhiều cơ hội làm việc tại Tòa án hiến pháp.

Thứ sáu, điều này liên quan đến kinh nghiệm đã từng xảy ra với tài phán hành chính. Năm 1996, tài phán hành chính được thiết lập ở Việt Nam như là một bộ phận của Tòa án nhân dân tối cao. Các thẩm phán

hình sự, dân sự đương nhiệm sau một đêm “được” trở thành - hay “bị” trở thành - thẩm phán hành chính. Họ đều có chung dự đoán là trong năm năm đầu thì tài phán hành chính sẽ trong tình trạng “vườn hồng có lối nhưng không ai vào”, nên các thẩm phán hình sự, dân sự giỏi không muốn trở thành thẩm phán hành chính. Và sự tiên tri này dường như đã ứng vận trong năm năm đầu tiên của tài phán hành chính: Các thẩm phán hành chính có thời gian trung bình dành cho uống trà, đọc báo nhiều hơn các đồng nghiệp của mình. Nếu lựa chọn phiên bản thứ hai thì khả năng lớn là kinh nghiệm không mấy vui vẻ của thẩm phán hành chính năm 1996 sẽ lặp lại với thẩm phán hiến pháp.

Mặc dầu có sáu ưu điểm vượt trội nói trên, nhưng trong vòng bảy năm tới, khả năng hiện thực hóa của phiên bản thứ nhất thấp hơn phiên bản thứ hai. Do phiên bản thứ nhất, trước mắt thiếu những động lực chính trị vận động hành lang cho nó. Hay nói cách khác, trong giai đoạn quá độ có thể chấp nhận phiên bản thứ hai trong mười năm đầu tiên của tài phán hiến pháp. Tác giả sẽ phân tích những động lực chính trị này và trình bày sâu về phiên bản thứ hai ở một bài viết khác.

Việc chấp nhận phiên bản thứ hai (trao cho Tòa án nhân dân tối cao hiện hành thực hiện chức năng tài phán hiến pháp) như là một giải pháp quá độ là hợp lý. Nhưng việc chấp nhận mô hình Hội đồng Hiến pháp như là một giải pháp quá độ thì không nên, vì việc chuyển đổi từ phiên bản thứ hai sang phiên bản thứ nhất sau mười năm quá độ sẽ diễn ra dễ dàng, còn việc chuyển đổi từ mô hình Hội đồng Hiến pháp sang một nền tài phán hiến pháp thực thụ như Áo, Đức, Hoa Kỳ là điều nan giải mà người Pháp hiện nay đang phải đối mặt.

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-1-2--2012- (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)