Thực hành quyền công tố

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-1-2--2012- (Trang 46 - 47)

Cũng như khái niệm về “quyền công tố”, ở Việt Nam, khái niệm “thực hành quyền công tố” cũng như nội dung, phạm vi của nó còn ít được đề cập đến và chưa rõ ràng. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài ngành kiểm sát nhân dân thời gian qua cho thấy, khi đề cập đến thực hành quyền công tố thì hoặc mới chỉ đưa ra được một số biện pháp pháp lý để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát hình sự như: kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử hình sự, kiểm sát thi hành án…; hoặc gắn việc thực hành quyền công tố với việc thực hiện những nhiệm vụ khác của Công tố viên trong TTHS; hoặc lại mở rộng phạm vi quyền công tố được thực hiện trong mọi giai đoạn TTHS bao gồm

cả điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Hoặc chỉ nêu ra một số biện pháp pháp lý như: lập cáo trạng và luận tội trước phiên toà sơ thẩm hình sự và coi đó là thực hành quyền công tố, thậm chí còn cho rằng, thực hành quyền công tố chỉ là sự buộc tội trước phiên toà sơ thẩm4.

Xuất phát từ quan niệm quyền công tố là quyền nhân danh quyền lực công thực hiện việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội, nên thực hành quyền công tố chính là thực hiện các hành vi tố tụng cần thiết theo quy định của pháp luật TTHS để truy cứu TNHS người phạm tội, đưa người phạm tội ra xét xử trước Tòa án và bảo vệ sự buộc tội đó5. Tuy vậy, xuất phát từ những quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố đã được pháp luật quy định, việc sử dụng những quyền năng này để thực hiện việc truy cứu TNHS đối với kẻ phạm tội chính là thực hành quyền công tố. Do vậy, thực hành quyền công tố là việc sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố để thực hiện việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội trong các giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử6.

Với mục tiêu mọi tội phạm xảy ra đều phải được phát hiện và xử lý theo pháp luật của TTHS, nên về mặt nguyên tắc, cứ có tội phạm xảy ra là đòi hỏi quyền công tố phải được phát động. Khi quyền công tố được phát động thì đồng nghĩa với hoạt động thực hành quyền công tố được triển khai và khi quyền công tố không còn thì hoạt động thực hành quyền công tố cũng được kết thúc. Vì vậy, phạm vi thực hành quyền công tố được bắt đầu từ khi khởi tố vụ án hình sự và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật, không bị kháng nghị, hoặc vụ án được đình chỉ theo quy định của pháp luật TTHS.

Để buộc tội đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội, pháp luật đã quy định hàng loạt

(7) Kết luận về công tác kiểm sát năm 1968, Nội san Công tác Kiểm sát, số 3/1968.

các hoạt động tố tụng, như: khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành điều tra thu thập chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của người đã thực hiện hành vi phạm tội, buộc tội đối với bị can, bị cáo và bảo vệ quan điểm truy tố. Việc sử dụng các quyền năng pháp lý để thực hiện các hoạt động tố tụng này chính là nội dung của thực hành quyền công tố.

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-1-2--2012- (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)