Quyền công tố trong nhà nước pháp quyền

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-1-2--2012- (Trang 44 - 46)

pháp luật, đặc biệt là pháp luật hình sự, trong đó quy định cụ thể các loại hành vi nguy hiểm nào cho xã hội là tội phạm. Bất kỳ giai cấp thống trị nào khi lên nắm quyền lực nhà nước (QLNN) đều quan tâm trước hết đến lĩnh vực pháp luật hình sự, bởi chính pháp luật hình sự là phương tiện cai trị hữu hiệu, ổn định tình hình xã hội theo ý chí của giai cấp thống trị. Khi một hành vi bị coi là tội phạm được thực hiện sẽ làm phát sinh một loại quan hệ pháp luật giữa một bên là nhà nước và bên kia là người phạm tội. Trong quan hệ này, nhà nước là chủ thể sử dụng QLNN, quyền lực công để thực hiện việc truy cứu TNHS và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội; còn người phạm tội là chủ thể bị truy cứu TNHS và gánh chịu các chế tài hình sự do nhà nước quy định và áp dụng.

Một trong những nguyên tắc đặc thù của hoạt động TTHS là nguyên tắc công tố, nguyên tắc mà mọi hoạt động tố tụng được tiến hành trước hết và chủ yếu vì lợi ích nhà nước, lợi ích chung của toàn xã hội. Điểm mấu chốt nhất của nguyên tắc này là hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm phát hiện, khám phá tội phạm, xác định và xử lý người phạm tội. Một số công dân cũng tham gia vào hoạt động tố tụng, nhưng họ chỉ được lôi cuốn vào hoạt động tố tụng khi hoạt động này đã xuất hiện trên cơ sở các quyết định của các cơ quan tiến hành tố tụng. Mặt khác, hoạt động TTHS luôn tồn tại ba chức năng tố tụng cơ bản: buộc tội; bào chữa (gỡ tội) và xét xử. Buộc

tội, thực chất là hoạt động truy cứu TNHS đối với người phạm tội. Người buộc tội, đại diện của cơ quan thực hiện chức năng buộc tội có trách nhiệm và có quyền đưa ra lời cáo buộc đối với những cá nhân cụ thể và có nhiệm vụ phải đưa ra những bằng chứng cho sự cáo buộc đó. Vì thế, QLNN trong lĩnh vực hình sự gắn liền với sự buộc tội nhân danh nhà nước, hay nói cách khác là nhân danh công quyền, và chỉ phát sinh khi có hành vi phạm tội xảy ra. Sự buộc tội nhân danh công quyền này được gọi là quyền công tố. Như vậy, quyền công tố là quyền nhân danh nhà nước thực hiện việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội.

Xuất phát từ khái niệm về quyền công tố như trên, nên đối tượng của quyền công tố chỉ là tội phạm và người phạm tội; nội dung của quyền công tố là sự buộc tội đối với người đã thực hiện hành vi tội phạm; phạm vi quyền công tố bắt đầu từ khi tội phạm được thực hiện và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật, không bị kháng nghị.

2. Quyền công tố trong nhà nước pháp quyền quyền

Trong lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, các cơ quan chuyên trách thực hiện quyền công tố xuất hiện khá muộn, gắn liền với cuộc đấu tranh chống lại chế độ chuyên chế, phi dân chủ, thực hiện sự phân chia quyền lực trong tổ chức bộ máy nhà nước.

Nhà nước chỉ xuất hiện và tồn tại khi xuất hiện và tồn tại những mâu thuẫn đối kháng mang tính giai cấp không thể điều hoà được. Trong bất kỳ một xã hội nào, khi đã xuất hiện nhà nước, bên cạnh lực lượng thống trị xã hội luôn luôn tồn tại một hoặc nhiều lực lượng bị thống trị, lực lượng này thường có thái độ, hành động thù địch chống lại lực lượng thống trị xã hội, nắm QLNN. Hành động của họ thể hiện ở hành vi vi phạm pháp luật. Muốn trừng trị kẻ vi phạm pháp luật, chống lại ý chí của giai cấp thống trị thì phải buộc được tội của họ. Quyền nhân danh nhà nước, nhân danh công quyền thực hiện sự buộc tội này chính là quyền công tố.

(2) Dự thảo Báo cáo tóm tắt sơ kết thực hiện việc triển khai kế hoạch số 900/UBTVQH11 thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

Khi nhà nước mới ra đời, trong điều kiện bộ máy nhà nước còn giản đơn và hệ thống pháp luật mới được hình thành, sự phân định chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan nhà nước chưa được rõ ràng, quyền công tố chỉ được sử dụng trong một phạm vi hẹp để bảo vệ các lợi ích công, như các lợi ích của nhà nước, của giai cấp thống trị và lợi ích của cả cộng đồng, nên quyền công tố có thể do một cơ quan, thậm chí một quan chức nhà nước duy nhất thực hiện từ đầu đến cuối. Càng về sau, cùng với sự phát triển, hoàn thiện của bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật, việc phân định chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước ngày càng cụ thể, rõ ràng hơn theo hướng chuyên môn hoá. Mặt khác, nhận thức xã hội về lợi ích công và lợi ích tư, về trách nhiệm của nhà nước đối với xã hội và cá nhân đã có sự thay đổi đáng kể. Chính lẽ đó, vai trò của công tố ngày càng được đề cao. Quyền công tố là một khái niệm pháp lý gắn liền với bản chất của nhà nước, là một bộ phận cấu thành và không thể tách rời của công quyền. Quyền công tố chỉ xuất hiện, tồn tại cùng với sự ra đời của nhà nước và pháp luật. Khi không còn nhà nước thì cũng không có quyền công tố.

Trong nghiên cứu về nhà nước và pháp luật, vấn đề nhà nước pháp quyền đã trở thành mối quan tâm đặc biệt của nhiều nhà nghiên cứu, học giả. Do cách tiếp cận hoặc nhận định, đánh giá vấn đề ở các góc cạnh khác nhau, nhưng về cơ bản, hầu hết các tác giả đều cho rằng: dưới góc độ chính trị - xã hội và phân tầng giai cấp xã hội, nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước mới, độc lập, thoát ly các kiểu nhà nước mà lịch sử nhân loại đã chứng kiến (nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa) và cũng không phải là nhà nước kiểu mới không mang tính giai cấp trong thời đại công nghiệp hiện nay. Mặt khác, nghiên cứu sự hình thành, phát triển và các quan điểm lý luận về nhà nước

pháp quyền có thể rút ra được: nhà nước pháp quyền là nhà nước mà trong đó phương thức tổ chức, xây dựng và vận hành bộ máy nhà nước do pháp luật quy định và thừa nhận tính tối cao của pháp luật. Một trong những dấu hiệu đặc trưng thuộc nội hàm của khái niệm nhà nước pháp quyền là nhà nước mà trong đó pháp luật, trước hết là hiến pháp và các đạo luật phải giữ địa vị tối cao. Pháp luật phải có chất lượng tốt, phải thể hiện đúng đắn ý chí của nhân dân, phù hợp với hiện thực khách quan, thúc đẩy tiến bộ xã hội… Pháp luật đó phải được nhà nước và nhân viên các cơ quan nhà nước và mọi người trong xã hội tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh.

Như vậy, trong nhà nước pháp quyền có sự hiện diện của pháp luật và đương nhiên cũng tồn tại các hành vi vi phạm pháp luật. Để pháp luật được tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh cần thiết phải sử dụng QLNN, nhân danh công quyền thực hiện việc truy cứu TNHS đối với người có hành vi phạm tội. Điều đó có nghĩa là trong nhà nước pháp quyền có tồn tại quyền công tố.

Việt Nam hiện đang xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam thu hút sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước ta thời gian qua. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành một nghị quyết riêng, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Công tác xây dựng pháp luật cũng đã mang lại những kết quả quan trọng. Trong giai đoạn 2005 - 2009, Quốc hội đã ban hành 120 luật, pháp lệnh. Chỉ tính riêng trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII (2007 - 2010) có 107 dự án luật, pháp lệnh đã được đưa vào chương trình xây dựng luật và sau 3 năm (2007 - 2009) đã ban hành được 63 văn bản/107 văn

QUYềN CôNG Tố VÀ TỔ CHứC THựC HIệN QUYềN CôNG Tố TRONG NHÀ NướC PHÁP QUYềN

(3) Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/1/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia. Hà nội, 2006, tr. 127.

(5) Trần Văn Độ, Một số vấn đề về quyền công tố, Kỷ yếu đề tài cấp bộ “Những vấn đề lý luận về quyền công tố và thực tiễn hoạt động quyền công tố ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay”. H. 1999, tr. 48.

(6) Lê Hữu Thể (chủ biên). Sđd, tr. 57.

bản2. Các đạo luật được ban hành là những đạo luật giữ vị trí trung tâm, trực tiếp điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Cùng với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, Việt Nam đang tiến hành đổi mới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. “VKS các cấp thực hiện tốt chức năng công tố… Hoạt động công tố phải được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng nhằm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, xử lý kịp thời những trường hợp sai phạm của những người tiến hành tố tụng khi thi hành nhiệm vụ”, “…tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra”, “… thực hiện cơ chế công tố gắn với hoạt động điều tra”3 là những nội dung quan trọng được đặt ra trong công cuộc cải cách tư pháp mà Việt Nam đang tiến hành. Điều này chứng tỏ rằng, quyền công tố vẫn tồn tại và việc tăng cường công tố là những nội dung quan trọng trong nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-1-2--2012- (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)