Góp phần hoàn thiện Luật Công chứng

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-1-2--2012- (Trang 102 - 104)

Để góp phần hoàn thiện Luật Công chứng, giảm thiểu tối đa những bất cập, vướng mắc trong hoạt động hành nghề công chứng, chúng tôi xin kiến nghị một số vấn đề cụ thể như sau:

Một là, cần tuyên truyền để công chúng nhận thức rõ hơn về tính chất công quyền của các văn phòng công chứng. Hiện nay, có phương tiện thông tin đại chúng gọi Văn phòng Công chứng là công chứng tư. Cần nhấn mạnh rằng, xã hội hoá hoạt động công chứng không nên hiểu là chuyển công chứng nhà nước thành công chứng tư nhân. Mô hình Văn phòng Công chứng quy định trong Luật Công chứng không phải là Văn phòng Công chứng tư nhân (trong Luật Công chứng không có chỗ nào sử dụng thuật ngữ Văn phòng Công chứng tư nhân). Đã là công chứng thì đều nhân danh Nhà nước. Việc thu phí tại các Văn phòng Công chứng và Phòng Công chứng đều được Nhà nước quy định chung chứ không phải theo thoả thuận giữa công chứng viên với người yêu cầu công chứng. Hơn thế nữa, việc thành lập các Văn phòng Công chứng cũng không theo kiểu tự do thành lập doanh nghiệp, mà phải theo quy

hoạch, kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền ở địa phương. Như vậy cần tuyên truyền tính chất công quyền, dịch vụ công của các Văn phòng Công chứng.

Hai là, cần sửa đổi một số điều khoản cụ thể của Luật Công chứng. Với tư cách là người đang thực hành nghề công chứng, chúng tôi xin đề xuất một số chỉnh sửa như sau:

- Tại Điều 41 Luật Công chứng chỉ mới quy định “Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong văn bản công chứng trong các trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng không ký được…”. Như vậy, Luật chưa bắt buộc điểm chỉ. Nhằm bảo đảm tính an toàn pháp lý cho các giao dịch, tránh tình trạng giả mạo nhân thân của các bên trong giao dịch, cần đưa vào Điều 41 chế định bắt buộc điểm chỉ vào giao dịch.

- Chế định quyền khiếu nại của người yêu cầu công chứng cần được bổ sung để hoàn thiện hơn về phạm vi khiếu nại và cách thức giải quyết khiếu nại, vì trong Điều 63 mới chỉ quy định việc khiếu nại hành vi từ chối công chứng và quy định Trưởng Văn phòng Công chứng và Trưởng Phòng Công chứng giải quyết khiếu nại theo một thủ tục như nhau là không phù hợp. Điều quy định này chưa minh định rõ bản chất việc giải quyết khiếu nại này. Nếu coi việc giải quyết khiếu nại này là thực hiện theo Luật Khiếu nại, tố cáo thì không phù hợp với quy định về phạm vi điều chỉnh của Luật Khiếu nại, tố cáo, vì Văn phòng Công chứng không phải là cơ quan hành chính nhà nước. Nếu coi đây là giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với tổ chức cung cấp dịch vụ công thì ý nghĩa của việc giải quyết lần hai của Giám đốc Sở Tư pháp là không thuyết phục vì Công chứng viên và Văn phòng Công chứng chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình. Mặt khác, Luật Công chứng cũng chưa có quy định về cơ chế bảo đảm thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, nên không thể bảo đảm quyền lợi của người yêu cầu công chứng trong trường hợp Văn phòng Công chứng hoặc Phòng Công chứng không thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại lần hai của Giám đốc Sở Tư pháp.

- Cần bổ sung vào khoản 1 Điều 34 Luật Công chứng quy định về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng Công chứng thêm trường hợp: Công chứng viên duy nhất của Văn phòng Công chứng chết. Nên bổ sung một chế định quy định về việc Văn phòng Công chứng tạm ngừng hoạt động trong Điều này, vì trong thực tiễn đời sống xã hội không thiếu những trường hợp xuất hiện nhu cầu tạm ngừng hoạt động Văn phòng hoặc Phòng Công chứng một cách chính đáng.

Nên bỏ quy định: “Văn phòng Công chứng do một công chứng viên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Công chứng do hai công chứng viên trở lên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh” tại Điều 26 Luật Công chứng, vì quy định như vậy dễ gây cho nhiều người cách hiểu phải áp dụng Luật Doanh nghiệp vào quá trình điều chỉnh hoạt động của Văn phòng Công chứng, hơn nữa làm giảm nhẹ tính dịch vụ công của hoạt động công chứng.

- Khoản 7 Điều 32 Luật Công chứng chỉ mới quy định Văn phòng Công chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của mình, vậy khi công chứng viên làm việc tại Phòng Công chứng gây rủi ro cho khách hàng thì trách nhiệm bồi thường rủi ro thuộc về ai? Nhà nước hay là công chứng viên?

- Cần bổ sung vào Điều 19 Luật Công chứng thêm khoản 6, quy định về độ tuổi khi bổ nhiệm công chứng viên không quá 65 tuổi, vì trên thực tế trong thời gian qua, một số công chứng viên được bổ nhiệm khi tuổi quá cao, sức khoẻ không bảo đảm, thường xuyên nằm viện, gây trở ngại trong công việc.

- Điều 15 Luật Công chứng quy định quá nhiều những đối tượng được miễn đào tạo nghề công chứng, cần giảm bớt: trong khoản 1 cần bỏ chức danh điều tra viên; bỏ khoản 3.

- Cần lựa chọn để hợp chuẩn một số quy định còn mâu thuẫn giữa các luật: Khoản 1 Điều 44 Luật Công chứng quy định việc huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng

(Tiếp theo trang 100)

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-1-2--2012- (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)