Sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-1-2--2012- (Trang 92 - 94)

của nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước.

Trước khi ban hành Luật Doanh nghiệp 2005 (mà nhiều người vẫn gọi là luật doanh nghiệp thống nhất) chúng ta có những đạo luật qui định những “sân chơi, kiểu chơi” khác nhau cho các loại hình doanh nghiệp chủ yếu dựa vào yếu tố sở hữu. Nếu các doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003, các hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã 2003, các doanh nghiệp tư nhân và công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 1999 thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài.

Hiện nay, tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt hình thức sở hữu đều phải hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2005. Luật này đã áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp mà trước đây thuộc phạm vi điều chỉnh của các luật khác nhau, đã buộc các công ty nhà nước hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 phải chuyển đổi sang các mô hình doanh nghiệp quy định trong Luật Doanh nghiệp 2005 dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp liên doanh và

(14) Theo Luật Doanh nghiệp 2005 thì trong thời hạn 02 năm từ khi Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực, tức là trước 01/7/2008, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) phải làm thủ tục chuyển đổi, đăng ký lại theo mô hình công ty qui định tại Luật Doanh nghiệp 2005. Nhưng trong thực tế, rất nhiều doanh nghiệp FDI đã không thực hiện việc này. Năm 2009, Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung trong đó thay đổi thời hạn chuyển đổi, đăng ký lại của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lên thành 05 năm, tính từ 01/7/2006.

doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài) thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng được chuyển đổi theo mô hình công ty theo Luật Doanh nghiệp 2005. Luật Doanh nghiệp 2005 đã góp phần tạo ra một mặt bằng pháp lý thống nhất, không có sự phân biệt đối xử cho các mô hình tổ chức kinh doanh thuộc hình thức sở hữu khác nhau. Doanh nghiệp thành lập bởi các nhà đầu tư nước ngoài hay nhà đầu tư trong nước được điều chỉnh bằng các quy tắc pháp lý chung, bao gồm cả thủ tục rút lui khỏi thị trường, cấu trúc quản trị công ty… theo các hình thức tổ chức kinh doanh mà không phân biệt hình thức sở hữu vốn của nhà đầu tư.

Mặc dù quá trình chuyển đổi các công ty nhà nước gặp nhiều khó khăn, trở ngại từ nhiều phía, giờ đây công việc chuyển đổi công ty nhà nước coi như đã hoàn thành - ít nhất là về hình thức. Tuy nhiên, việc chuyển đổi các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước đây theo Luật Đầu tư nước ngoài đang gặp nhiều trở ngại. Nhà nước ta phải chấp nhận gia hạn

thời gian chuyển đổi thêm 03 năm nữa, tức là 5 năm thay vì chỉ có 2 năm theo qui định ban đầu của Luật Doanh nghiệp 200514. Việc tìm hiểu các nguyên nhân của tình trạng này để từ đó có giải pháp thích hợp là việc làm thực sự cần thiết hiện nay để có thể tạo lập và áp dụng những qui định pháp luật thống nhất cho hoạt động của các doanh nghiệp thuộc các hình thức sở hữu khác nhau tại Việt Nam.

Việt Nam vẫn qui định khác nhau về quyền của các doanh nghiệp không có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nghị định 102/2010/NĐ-CP cũng qui định rằng, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc pháp luật chuyên ngành có quy định khác, doanh nghiệp đã thành lập ở Việt Nam có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49% vốn điều lệ được áp dụng điều kiện đầu tư, kinh doanh như đối với nhà đầu tư trong nước; nhưng doanh nghiệp đã thành lập ở Việt Nam có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên 49% vốn điều lệ bị áp dụng điều kiện đầu tư, kinh doanh như đối với nhà đầu tư nước ngoài.

(15) Điều 3 Nghị định 12/2006/NĐ-CP và Thông tư 04/2006/TT-BTM.

(16) Xem thêm Hà Thị Thanh Bình, Quản lý việc nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam và việc thực hiện các cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, Tạp chí Khoa học pháp lý số 2/2009, tr. 44.

(17) Theo cam kết này, Việt Nam chấp nhận cho phép trong công ty liên doanh ở một số lĩnh vực, các bên có quyền thỏa thuận quy định trong Điều lệ công ty các nội dung sau: (i) số đại diện cần thiết để tổ chức cuộc họp và hình thức thông qua quyết định của Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông; (ii) các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông; và (iii) tỉ lệ đa số phiếu cần thiết (kể cả tỷ lệ đa số 51%) để thông qua các quyết định của Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông. Lưu ý rằng, Nghị quyết 71/2006/NQ-QH đã dẫn không chính xác đến Đoạn 503, 504 trong Báo cáo của Ban công tác gia nhập WTO; lẽ ra phải là Đoạn 502, 503

Tư tưởng bảo hộ các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) và bảo vệ nền sản xuất trong nước thể hiện khá rõ trong các qui định về quyền kinh doanh XNK hiện nay. Theo Nghị định 12/2006/NĐ- CP, những doanh nghiệp không có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có quyền kinh doanh XNK khá rộng rãi mà không phụ thuộc vào ngành nghề, mặt hàng ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.15 Song, việc XNK của những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang bị hạn chế khá nhiều bằng các biện pháp pháp lý khác nhau qui định trong Nghị định 23/2007/NĐ-CP và thực tiễn thi hành. Khái niệm về “quyền xuất khẩu”, “quyền nhập khẩu” của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị thu hẹp rất nhiều so với các doanh nghiệp Việt Nam khác. Có thể nói, những cam kết của Việt Nam về quyền kinh doanh XNK của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Đoạn 143 trong Báo cáo của Ban Công tác gia nhập WTO chưa được thực hiện nghiêm túc trong thực tiễn16. Bên cạnh đó, một số cam kết quốc tế gặp khó khăn trong thực tiễn thi hành và tạo nên sự bất bình đẳng nhất định giữa các công ty có vốn đầu tư nước ngoài và công ty không có vốn đầu tư nước ngoài chẳng hạn như cam kết về tỷ lệ biểu quyết trong các công ty tại Đoạn 502 và Đoạn 503 trong Báo cáo của Ban Công tác gia nhập WTO17.

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-1-2--2012- (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)