1.1. Các quy định hiện hành
Nhóm điều kiện này được điều chỉnh bởi ba văn bản chính: một là, Hiến pháp năm 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001, quy định tại 4 điều 97, 98, 99 và 100; hai là, Luật tổ chức Quốc hội năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2007 (Luật TCQH), quy định tại 17 điều, từ Điều 43 đến Điều 59; ba là, Quy chế hoạt động của ĐBQH và Đoàn ĐBQH, được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16/12/2002 (Quy chế), gồm các Điều 1, 2, 3, từ Điều 6 đến Điều 22, từ Điều 32 đến Điều 35 và từ Điều 36 đến Điều 44. Trong ba văn bản này, Quy chế là văn bản cụ thể hóa Hiến pháp và Luật TCQH, đồng thời có thêm một số quy định khác. Ngoài ra, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003; Nội quy kỳ họp Quốc hội năm 2002 cũng có một số chương, điều,
khoản, điểm quy định về quyền hạn, nhiệm vụ và các vấn đề khác của ĐBQH tương tự như ba văn bản chính nói trên. Xin được dẫn ra đây một số nội dung quan trọng nhất quy định trong các văn bản luật này:
- ĐBQH chịu trách nhiệm trước cử tri, đồng thời chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
- ĐBQH có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật, động viên nhân dân chấp hành pháp luật và tham gia quản lý nhà nước.
- ĐBQH có nhiệm vụ tham gia các phiên họp toàn thể của Quốc hội, các cuộc họp của Tổ ĐBQH, của Đoàn ĐBQH; thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội. Đại biểu là thành viên của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có