Tỷ lệ thất nghiệp đô thị so với tổng số lao động đô thị (%) <

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-1-2--2012- (Trang 85 - 87)

6. Tỷ lệ hộ nghèo so với Tổng số hộ (%) <1

7. số cán bộ khoa học - kỹ thuật trên 1 vạn dân 80

8. Tỷ lệ Bảo hiểm xã hội so với người dân (%) 60-65

9. số giường bệnh trên 1 vạn dân 17-18

10. Tỷ lệ máy tính trên 100 hộ gia đình (%) 45

11. Mật độ sử dụng Internet trên 100 hộ gia đình (%) 60

Bảng 2: Các chỉ tiêu Hà Nội cơ bản hoàn thành CNH vào năm 2015**

(Gồm 24 chỉ tiêu, chia làm 3 nhóm chính)

hiện đại và cơ chế kinh tế chất lượng cao. Từ đây xin gợi ý một số định hướng giải pháp chủ yếu thực hiện CNH rút ngắn để Hà Nội cơ bản hoàn thành CNH theo hướng hiện đại vào năm 2015 và chuẩn bị những tiền đề tiếp tục phát triển vươn lên đẳng cấp cao trong những thập niên tiếp theo:

- Hoàn thiện nhà nước pháp quyền, nâng cao năng lực quản trị điều hành và tạo lập cơ chế kinh tế chất lượng cao cho vận hành nền kinh tế Thủ đô. Trong giai đoạn mới, cơ chế kinh tế chất lượng cao quyết định thành công CNH rút ngắn, tăng trưởng bền vững của Thủ đô. Tham khảo các nước, cơ chế này có các đặc điểm: (i) Dân chủ hóa trong hoạch định chiến lược, chính sách và ra quyết định kinh tế; (ii) Sự cộng tác chặt chẽ giữa Nhà nước, nhà quản lý - doanh nghiệp, doanh nhân - chuyên gia, nhà khoa học; (iii) Xây dựng đội ngũ công chức và bộ máy nhà nước hiệu năng, có năng lực đề ra chính sách và thực thi chính sách; (iv) Đảm bảo tính minh bạch, dự đoán được của chính sách và môi trường đầu tư - kinh doanh, giảm thiểu rủi ro và hạ thấp chi phí giao dịch, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Trước mắt, Thành phố tập trung thực hiện cải cách hành chính một cách thực chất theo Đề án 30, rà soát và kiên quyết cắt bỏ các quy định gây phiền hà, chồng chéo đối với hoạt động của doanh nghiệp và công dân; kiện toàn tổ chức bộ máy và công tác cán bộ, thực hiện bầu một số chức danh trong các cơ quan đại diện và công quyền; cơ chế chỉ đạo điều hành công khai dân chủ, cơ chế phân cấp và xác định quyền hạn gắn với trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khi thực thi nhiệm vụ; cơ chế tham vấn và phản biện về các vấn đề kinh tế - xã hội; cơ chế tiếp dân và đối thoại, xử lý ngay các bức xúc, khiếu kiện tại cơ sở...

- Phát triển ưu tiên và tạo chuyển biến cụ thể, nhảy vọt trong các lĩnh vực KHCN, giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe, bồi dưỡng thể chất và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, công tác quản lý và xây dựng đô thị, chống ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Giáo dục đào tạo là “mấu chốt” của CNH, bởi vì trong thế

giới biến đổi nhanh chóng chỉ có nguồn nhân lực được chuẩn bị tốt có chất lượng cao mới thích ứng và chuyển hóa được các yếu tố khác. Vốn con người và tri thức, khoa học công nghệ là những lợi thế và nguồn lực to lớn, cơ bản, quyết định tới thành công của sự nghiệp CNH, HĐH Thủ đô. Thành phố cần có cơ chế tuyển chọn, thu hút và sử dụng nhân tài, các chuyên gia, nhà khoa học vào bộ máy quản lý cũng như các lĩnh vực kinh tế và công nghệ. Nên đề ra các chỉ tiêu thiết thực để phấn đấu (như số trường đạt chuẩn quốc gia và quốc tế, số học sinh dự các kỳ thi và đoạt giải nghiên cứu sáng tạo, số nhà khoa học trong nước và quốc tế tham gia cộng tác, làm việc...). Hiện Hà Nội đang đặt ra mục tiêu từ nay tới năm 2020 thu hút 100 nhà khoa học nước ngoài về làm việc. Tuy nhiên, cũng còn có những khía cạnh phải bàn, như cơ chế làm việc và đãi ngộ thế nào để người được mời không còn cảm giác là “khách”, để họ có thể phát huy tính chủ động, sáng tạo và tâm huyết cống hiến cho Thủ đô. Ngoài ra, các bức xúc trong quản lý - xây dựng đô thị, úng ngập cục bộ, ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường... cần được tập trung chỉ đạo và ưu tiên các nguồn lực để khắc phục ngay, thực hiện xã hội hóa và huy động các nguồn lực trong nước và quốc tế cho công tác này, phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ, xây dựng Thủ đô xanh sạch đẹp. Công tác quy hoạch Thủ đô mới cần thận trọng, khoa học, có tầm nhìn xa 50 năm, thậm chí hàng trăm năm, đảm bảo tính truyền thống và hiện đại, cũng nên tham khảo so sánh với các hình mẫu của các thủ đô Tokyo, Seoul, Taipei, Manila...

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh động, hội nhập vững chắc và gắn với cấu trúc mạng toàn cầu. Chính sách công nghiệp và vai trò định hướng hỗ trợ phát triển chuyển từ ưu tiên cho doanh nghiệp nhà nước sang khuyến khích khối tư nhân, lấy kinh tế tư nhân làm trụ cột trong hội nhập và CNH; chuyển từ định hướng phát triển sản phẩm sang định hướng quy trình công nghệ nhằm khai thác hệ thống phân công quốc tế hiện đại vận hành theo nguyên lý “mạng toàn cầu” và

“chuỗi giá trị gia tăng”; chuyển từ những ngành thâm dụng vốn và tài nguyên sang những ngành ưu tiên sử dụng lao động có kỹ năng, ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển nhanh ngành công nghiệp hỗ trợ và tăng tỷ lệ nội địa hóa sản xuất. Đặc biệt, phát triển mạnh các ngành dịch vụ chất lượng cao mà Hà Nội có lợi thế nhằm tạo nhiều việc làm và cải thiện thu nhập - như du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, dịch vụ xã hội và đô thị, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và hội nhập, tài chính - ngân hàng - bảo hiểm, giao thông - liên lạc... Biến Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm dịch vụ - du lịch lớn của cả nước và khu vực.

- Cải cách triệt để khu vực nhà nước, phát triển kinh tế tư nhân lớn mạnh, nhanh chóng hình thành các tập đoàn kinh tế có sức cạnh tranh - kể cả tập đoàn kinh tế tư nhân, tạo dựng sản phẩm hàng hóa có thương hiệu mạnh của Thủ đô. Doanh nghiệp nhà nước phải được cổ phần hóa hay chuyển sang Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cắt bỏ các bao cấp và ưu đãi hiện hành để buộc doanh nghiệp nhà nước phải đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, cạnh tranh thực sự trên thị trường. Vai trò, nhiệm vụ doanh nghiệp nhà nước được thể hiện qua công tác điều hành và quản trị vĩ mô của Nhà nước, cung cấp các dịch vụ công cộng và hạ tầng cơ bản để nâng cao sức cạnh tranh cho nền kinh tế.

- Nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn ngoại thành theo hướng xây

dựng nền nông nghiệp đô thị sinh thái chất lượng cao, giá trị cao. Ứng dụng phổ biến khoa học công nghệ vào nông nghiệp - nhất là công nghệ sinh học, tạo bước nhảy vọt về năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi; phát triển thương hiệu đặc thù cho nông sản Thủ đô và thị trường đầu ra của hàng hóa nông sản; gắn phát triển nông nghiệp ngoại thành, các làng nghề trong nông thôn với hoạt động du lịch sinh thái để tạo nhiều việc làm xã hội, nâng giá trị gia tăng cho các ngành này và đồng thời bảo tồn, phát huy các nguồn lợi tự nhiên, giữ gìn bản sắc văn hóa và môi trường sinh thái Thủ đô. Quy hoạch và quản lý chặt chẽ theo quy hoạch nhằm hạn chế việc chuyển đổi đất đai nông nghiệp sang các mục đích khác. Xử lý tốt vấn đề tích tụ ruộng đất và thu hồi đất trong nông nghiệp theo nguyên tắc thị trường, đồng thời có cơ chế chính sách phù hợp hỗ trợ cho nông dân cải thiện cuộc sống, đào tạo và chuyển đổi sang các lĩnh vực ngành nghề - dịch vụ mới cần thiết trong cơ cấu đời sống hiện đại. CNH, HĐH và đô thị hóa Hà Nội chỉ thành công khi chuyển nông thôn và nông dân ngoại thành sang xã hội hiện đại và được thụ hưởng thành quả phát triển, chứ không phải gạt họ sang bên lề công cuộc phát triển. Xử lý hài hòa mối quan hệ giữa CNH, HĐH và phát triển nông nghiệp, nông thôn là cách thức tồn tại, đồng thời cũng là thách thức phát triển của Thăng Long - Hà Nội cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

(Tiếp theo tran g 77)

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-1-2--2012- (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)