Năm 2011, (theo công văn số 4968/TCT-TTr ngày 07/12/2010 của Tổng Cục thuế v/v xây dựng kế hoạch thanh tra năm 2011) ngành thuế cả nước hướng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thanh tra người nộp thuế ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 176 - 180)

- Quan hệ trực tiếp: Quan hệ gián tiếp:

2.Năm 2011, (theo công văn số 4968/TCT-TTr ngày 07/12/2010 của Tổng Cục thuế v/v xây dựng kế hoạch thanh tra năm 2011) ngành thuế cả nước hướng

Cục thuế v/v xây dựng kế hoạch thanh tra năm 2011) ngành thuế cả nước hướng trọng tâm thanh tra:

- Các DN đầu tư nước ngoài có dấu hiệu chuyển giá và có số hoàn thuế lớn.

- Các DN trong nước có kết quả hoạt động kinh doanh lỗ nhưng có số hoàn thuế lớn, các DN có số nợ thuế lớn, các DN có quy mô lớn nhưng số thu nộp ngân sách ít, trong đó tập trung vào các ngành, lĩnh vực như: điện lực, dầu khí, vật liệu xây dựng, viễn thông, dược phẩm, phân bón, sữa, sắt thép, xăng dầu; tài chính, bảo hiểm, ngân hàng; đầu tư, kinh doanh bất động sản...

- Các DN nhiều năm chưa được thanh tra, kiểm tra thuế, các doanh nghiệp được ưu đãi miễn, giảm thuế.

Có thể thấy kế hoạch năm 2011, ngành thuế tập trung chủ yếu vào thanh tra chuyển giá đối với các DN FDI và các DN lỗ lớn. Tại công văn này, ngành thuế đã đưa ra nguyên tắc: kế hoạch thanh tra thuế năm 2011 phải được lập trên cơ sở sử dụng dữ liệu NNT và phương pháp phân tích rủi ro để xác định đối tượng đưa vào kế hoạch thanh tra (trong đó có 5% đối tượng được lựa chọn ngẫu nhiên). Đây là năm đầu tiên việc lập kế hoạch thanh tra của ngành được thực hiện trên nguyên tắc phân tích rủi ro.

Tại công văn này, Tổng cục thuế cũng chỉ đạo kế hoạch thanh tra phải tính đến số doanh nghiệp lỗ, có dấu hiệu chuyển giá.

3. N ăm 2012, (theo công văn số 3710/TCT-TTr ngày 18/10/2011 của Tổng Cục thuế v/v Lập kế hoạch thanh tra năm 2012):

Lần đầu tiên ngành thuế ban hành một số tiêu chí phân tích rủi ro cụ thể và thang điểm cho từng tiêu chí trong lựa chọn NNT đưa vào diện thanh tra, đó là: loại hình kinh tế; so sánh biến động của tỷ lệ thuế TNDN phát sinh trên doanh thu; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu; tình hình tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế; tình hình tuân thủ nộp hồ sơ khai thuế; số lần xử lý vi phạm hành chính thuế. Theo đó, các cơ quan thuế địa phương lựa chọn các DN có rủi ro về thuế dựa trên phương pháp gán điểm và căn cứ vào các bộ tiêu chí: lịch sử tuân thủ pháp luật về thuế, biến động kê khai thuế qua các năm, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của NNT. Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu của công tác thanh tra 2012 và kết quả phân ngưỡng rủi ro “Danh sách NNT”, cơ quan thuế lựa chọn đưa vào kế hoạch thanh tra NNT có rủi ro cao.

Ngành cũng đặt ra mục tiêu thanh tra thuế phải đạt tối thiểu 1,5% số lượng doanh nghiệp đang quản lý thuế tại các địa bàn địa phương.

Kế hoạch thanh tra tập trung vào các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp: có dấu hiệu chuyển giá, lỗ, có số nợ thuế lớn, nhiều năm chưa được thanh tra, kiểm tra, các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi, miễn, giảm thuế.

Về ngành nghề, lĩnh vực cần thanh tra gồm: tài chính, ngân hàng, dược phẩm, bất động sản, dầu khí, bưu chính viễn thông, khoáng sản.

Cơ quan thuế có thể lựa chọn NNT trong vùng rủi ro từ cao đến vừa:

- Cục Thuế lựa chọn 70-80% số lượng NNT đưa vào kế hoạch thanh tra là những NNT có rủi ro cao nhất (có thể lựa chọn theo ngành, lĩnh vực cần thanh tra)

- Lựa chọn 20-30% số lượng NNT đưa vào kế hoạch thanh tra là những NNT có rủi ro cao nhất của phân ngưỡng rủi ro vừa (có thể lựa chọn theo ngành, lĩnh vực cần thanh tra)

4. Năm 2013, ngành thuế đặt trọng tâm vào thanh tra các DN lỗ có dấu hiệu chuyển giá (tập trung các DN đầu tư nước ngoài); các DN có số thuế nộp lớn; DN nhiều năm chưa được thanh tra, kiểm tra; các DN được hưởng ưu đãi, miễn, giảm thuế, các DN đang được ưu đãi kinh doanh Khu công nghiệp; khu chế xuất; thanh tra kết hợp với kiểm tra sau hoàn thuế (tập trung các DN kinh doanh bất động sản); thanh tra các DN tạm nhập tái xuất; các lĩnh vực phát sinh thuế nhà thầu nước ngoài (liên kết đào tạo, bản quyền sản xuất, tiêu thụ ô tô,...). Đồng thời, kế hoạch 2013 tập trung vào khai thác ngành lĩnh vực có nguồn thu cao như: dược phẩm, dịch vụ du lịch, dịch vụ quảng cáo trên truyền hình, kinh doanh vàng bạc, bất động sản, điện lực, dầu khí, bưu chính viễn thông, khoáng sản, kinh doanh trực tuyến, trò chơi điện tử, thiết bị y tế...

PHỤ LỤC SỐ 02:

ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ TỐI THIỂU MỘT CUỘC THANH TRA THUẾ

Qua thực tế công tác thanh tra, tác giả mạnh dạn đưa ra ước lượng thời gian tối thiểu, chi phí tối thiểu một cuộc thanh tra hiện nay gồm một số khoản chi phí sau:

1/ Chi phí tiền lương cán bộ thanh tra:

Một đoàn thanh tra bao gồm từ 3-4 người (trong đó có một trưởng đoàn). Mức lương thành viên đoàn thanh tra và phụ cấp khoảng 5-7 triệu đồng/người/tháng. Với giả thiết đồng chí Trưởng đoàn có nhiều kinh nghiệm, làm việc lâu năm trong ngành tiền lương sẽ gấp khoảng 1,5 lần lương thành viên đoàn thanh tra. Các thành viên còn lại tùy theo thâm niên công tác sẽ có các mức lương khác nhau và mức thấp nhất là 5 triệu (vì thực tế cán bộ mới ra trường không được làm thanh tra, kiểm tra ngay mà chỉ các cán bộ đã có kinh nghiệm 1-2 năm trong ngành mới được luân chuyển. Như vậy tổng chi phí tiền lương một tháng nhà nước trả cho cả đoàn là (5tr x 3 + 5tr x 1,5) ~23 triệu đồng.

2/ Chi phí vận chuyển: để di chuyển từ cơ quan thuế, cán bộ thanh tra thuế phải tự di chuyển (trong phạm vi gần) hoặc phải xin xe của Cục thuế khi địa điểm thanh tra NNT xa trụ sở cơ quan thuế (trên 10km). Do đó, trong trường hợp xe của Cục cũng như thuê xe taxi thì chi phí tối thiểu di chuyển của cả đoàn 1km sẽ là 12 ngàn đồng. Một đoàn thanh tra đến một DN cách 10km trong 20 ngày làm việc thực tế tính cả chiều đi và chiều về là: 12.000 đồng/km x 10 km x 2 chiều x 20 ngày = 4,8 triệu đồng

3/ Chi phí khấu hao máy móc, thiết bị phục vụ thanh tra:

Giả sử mỗi một cán bộ thanh tra đều được trang bị máy tính (để bàn hoặc xách tay) với nguyên giá khoảng 15 tr đ, máy tính khấu hao trong 3 năm, như vậy tiền khấu hao của 4 máy cho đoàn thanh tra trong một tháng là khoảng 1,6 triệu đồng.

4/ Tiền công tác phí và điện thoại: 400 ngàn đồng/người/tháng. Công tác phí cả đoàn: 1,6 triệu đồng

5/ Chi phí đọc, phân tích, in ấn Báo cáo tài chính, tờ khai, chứng từ nộp, lập biểu phân tích thông tin dọc, ngang, tỷ suất, làm tờ trình, quyết định thanh tra, biên bản, kết luận thanh tra, quyết định truy thu, nhập dữ liệu vào hệ thống báo cáo thanh tra.. của cả đoàn: 1,5 triệu đồng

6/ Chi phí xác minh hóa đơn (nội dung liên 1, liên 2), liên hệ lấy thông báo của hóa đơn bỏ trốn tại các cục thuế địa phương, giám định tính có thật của hóa đơn chứng từ (liên hệ với các cục thuế địa phương, liên hệ với bên mua, bên bán): 1 triệu đồng.

7/ Chi phí điện, nước, giữ xe, thang máy...và các chi phí lặt vặt khác: 1 triệu đồng.

8/ Chi phí cho bộ phận quản lý gián tiếp bộ phận thanh tra không trực tiếp thanh tra: 10 triệu đồng

9/ Chi phí khác: 5,5 triệu đồng.

Như vậy, tổng chi phí cho đoàn thanh tra mỗi cuộc thanh tra một DN hết khoảng (23+4,8+1,6+1,6+1,5+1+1+10+5,5)= 50 triệu đồng. Đây là dự tính mức chi phí tối thiểu để duy trì hoạt động của đoàn thanh tra cho một cuộc thanh tra. Nếu số thuế truy thu nhỏ hơn mức chi phí tối thiểu này thì coi như thanh tra không đạt hiệu quả./.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thanh tra người nộp thuế ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 176 - 180)