Hoàn thiện, áp dụng hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả thanh tra thuế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thanh tra người nộp thuế ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 148 - 149)

- Quan hệ trực tiếp: Quan hệ gián tiếp:

4.2.5.Hoàn thiện, áp dụng hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả thanh tra thuế

Để xác định được thanh tra thuế có hiệu quả hay không thì ngành thuế cần phải áp dụng các tiêu chí đánh giá hiệu quả về mặt định lượng và định tính. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả là thước đo, là chuẩn mực để đánh giá tác dụng, hiệu quả thanh tra thuế. Thời gian qua, việc chưa áp dụng các tiêu chí hiệu quả vào đánh giá hoạt động thanh tra phần nào chưa làm rõ được những ưu điểm và hạn chế của thanh tra thuế, do đó, cần thiết phải chọn lọc và áp dụng các tiêu chí đánh giá hiệu quả (định lượng và định tính) trong đánh giá hoạt động thanh tra của CQT các cấp trong từng thời kỳ và theo yêu cầu của công tác quản lý thuế.

Về các tiêu chí định lượng: kiến nghị ngành thuế đưa vào áp dụng hệ thống 11 tiêu chí đánh giá hiệu quả thanh tra gồm các tiêu chí: Tỷ lệ NNT được thanh tra trong tổng số NNT đang hoạt động; Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch số lượng NNT được thanh tra; Số thuế truy thu bình quân; Tỷ lệ số thuế truy thu trên tổng thu NSNN; Tỷ lệ nợ đọng sau thanh tra; Số lỗ sai bình quân bị loại qua thanh tra; Số thuế ưu

đãi (miễn, giảm) bình quân bị loại qua thanh tra; Chi phí thanh tra bình quân; Tỷ lệ chi phí trên số thuế truy thu; Thời gian thanh tra bình quân; Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về thời gian thanh tra (cách tính các tiêu chí, ý nghĩa, cách áp dụng đã nêu cụ thể ở Chương 2)

Về các tiêu chí định tính: Ngành thuế cần đưa 5 tiêu chí định tính vào đánh giá hiệu quả của thanh tra thuế như: Tính chất nghiêm trọng của các hành vi, sai phạm của NNT phát hiện qua thanh tra; Mức độ tuân thủ các quyết định thanh tra, kết luận thanh tra của NNT; Xu hướng thay đổi (tăng, giảm) các hành vi vi phạm sau thanh tra; Xu hướng thay đổi (tăng, giảm) NNT tái phạm sau thanh tra; Sự biến chuyển ý thức tự tuân thủ nghĩa vụ thuế của NNT. Các tiêu chí này hết sức quan trọng vì chúng đánh giá mức độ tuân thủ của NNT qua xu hướng tăng, giảm của các tiêu chí trước và sau thanh tra.

Hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả thanh tra thuế cần được xây dựng theo quy mô, loại hình, ngành nghề kinh doanh của NNT. Các CQT có điều kiện, địa bàn, NNT khác nhau thì tiêu chí hiệu quả cũng sẽ phải khác nhau, không có một mức hiệu quả chuẩn chung cho toàn ngành thuế.

Khi đánh giá hiệu quả thanh tra thuế, cần so sánh với tiêu chí tương tự của các CQT địa phương để thấy được tính hiệu quả thanh tra thuế của mình trong tương quan với các CQT có cùng quy mô, đặc điểm và so sánh với kết quả hiệu quả chung của thanh tra thuế toàn ngành.

Cần xây dựng, thống nhất mẫu biểu báo cáo kết quả thanh tra theo tiêu chí hiệu quả trong toàn ngành thuế, quy định chế độ báo cáo định kỳ chặt chẽ, hướng dẫn CQT địa phương theo dõi, cập nhật kịp thời và phương pháp tính toán các tiêu chí báo cáo nhằm đánh giá chính xác hiệu quả công tác thanh tra thuế. Từ đó, rút kinh nghiệm, tổ chức hoạt động thanh tra tốt hơn và tiếp tục hoàn thiện hệ thống các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác thanh tra thuế.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thanh tra người nộp thuế ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 148 - 149)