Chú trọng công tác phân tích, dự báo

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thanh tra người nộp thuế ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 147 - 148)

- Quan hệ trực tiếp: Quan hệ gián tiếp:

4.2.4.Chú trọng công tác phân tích, dự báo

Công tác thanh tra sẽ không đạt được kết quả như mong đợi nếu ngành thuế không làm tốt khâu phân tích, dự báo. Công tác dự báo tập trung vào số thuế truy thu, chi phí thanh tra và các hành vi gian lận, trốn thuế.

Thông qua phân tích rủi ro, cần phân tích dự báo trước về khả năng thanh tra thuế đạt được số thuế truy thu. Dự báo số thu là cần thiết nhằm định lượng kết quả thanh tra của CQT, cắt giảm chi tiêu và những biện pháp thu ngoài dự tính. Dự báo số thu trong thanh tra thuế ngày càng trở nên quan trọng vì sự trông đợi của khuôn khổ chi tiêu NSNN được dựa trên dự báo tính số thu trong trung hạn.

Đồng thời, CQT cần hình thành phương pháp phân tích, đánh giá để ước lượng quy mô doanh nghiệp, lĩnh vực thất thu, số thuế thất thu từ nền kinh tế để áp dụng quản lý tuân thủ và thực hiện công tác thanh tra chống thất thu, gian lận thuế.

Đi đôi với dự báo số thu, CQT cần dự tính được mức chi phí sẽ chi ra để tiến hành hoạt động thanh tra (các chi chí dự tính bao gồm cả chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp để hoàn thanh cuộc thanh tra) để có cơ sở xác định tính hiệu quả thanh tra.

Việc thanh tra thuế phân tích, dự báo các dạng, hành vi gian lận, trốn thuế trong tương lai là rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả thanh tra. Thanh tra thuế cần đi trước một bước đối với doanh nghiệp để có thể lường trước được các dạng trốn tránh, thuế có thể xảy ra trong tương lai. Hoạt động cảnh báo, ngăn ngừa từ xa các hành vi vi phạm sẽ giúp cho việc thanh tra chống thất thu thuế hiệu quả, giúp CQT chủ động trong phòng chống, phát hiện nhanh các hành vi gian lận. Phát

hiện ngay các hành vi vi phạm để thực hiện xử lý là một trong những biện pháp phòng ngừa gian lận hữu hiệu: khi phát hiện sớm các vi phạm thì các đối tượng sẽ không dám thực hiện hành vi vi phạm. Mặt khác, việc cảnh báo ngăn ngừa từ xa các vi phạm sẽ giúp NNT chủ động tránh các vi phạm khi đã được cảnh báo các thiệt hại có thể xảy ra khi không tuân thủ pháp luật thuế, nhờ vậy mà hiệu quả thanh tra thuế sẽ được nâng lên rõ rệt: NNT có xu hướng tuân thủ nghĩa vụ thuế tốt hơn.

Việc dự báo các hành vi gian lận cần dựa vào đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh, biến động của ngành, lĩnh vực trong từng thời kỳ để nắm được lĩnh vực nào, ngành nào đem lại nhiều lợi nhuận, nhiều số thu cho NSNN, lĩnh vực nào sẽ tiềm ẩn nhiều số thuế trốn.

Cần dự báo vi phạm của NNT theo các nhóm vi phạm (theo sắc thuế hoặc theo các chuyên đề), phân tích xu hướng thay đổi các hành vi vi phạm qua từng năm và dự báo hành vi vi phạm mới để đề xuất các biện pháp thanh tra cụ thể nhằm đối phó, xử lý triệt để, tăng tính răn đe, phòng ngừa các hành vi vi phạm về thuế trong tương lai. Đồng thời cần rà soát, kiến nghị bổ sung các chế tài xử lý vi phạm pháp luật thuế kịp thời đảm bảo mọi hành vi vi phạm mới xuất hiện đều có chế tài để xử lý.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thanh tra người nộp thuế ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 147 - 148)