Kỹ năng, nghiệp vụ thanh tra

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thanh tra người nộp thuế ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 89 - 90)

- Quan hệ trực tiếp: Quan hệ gián tiếp:

3.2.4.Kỹ năng, nghiệp vụ thanh tra

Ngành thuế chú trọng đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học về kỹ năng, nghiệp vụ thanh tra thuế để phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với các hành vi vi phạm pháp luật thuế. Việc nghiên cứu, nhận dạng các hành vi, thủ thuật tránh thuế, trốn thuế của NNT về thuế GTGT, thuế TNDN, vi phạm về hoá đơn chứng từ, chống chuyển giá, chống gian lận về thuế đối với các nhà thầu nước ngoài hoạt động kinh doanh thông qua các cơ sở thường trú tại Việt Nam để xây dựng cơ chế chính sách và biện pháp chống hành vi gian lận đã góp phần xử lý, đấu tranh, phòng ngừa các hành vi gian lận của NNT.

Thông qua thực tế hoạt động thanh tra thuế, ngành thuế đã đúc kết các dạng vi phạm chính của NNT để chỉ đạo, hướng dẫn CQT các cấp tập trung thanh tra và có những biện pháp răn đe thích hợp, kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm, gian lận về thuế như: việc góp phần ngăn chặn, đầy lùi tình trạng thành lập "doanh nghiệp ma" để kinh doanh hoá đơn bất hợp pháp, kê khai khống một phần hoặc toàn bộ tiền hoàn thuế GTGT hòng chiếm đoạt tiền hoàn thuế của NSNN,... góp phần chống thất thu NSNN, làm cho việc thực thi các luật và chính sách thuế đạt kết quả tốt hơn.

Ngành thuế đã bước đầu triển khai xây dựng sổ tay nghiệp vụ thanh tra NNT dựa trên việc thống kê hành vi vi phạm, thủ đoạn gian lận, trốn-tránh thuế, hoàn thiện quy trình thanh tra thuế đã chuẩn hoá các bước thực hiện thanh tra tại cơ sở kinh doanh từ khâu phỏng vấn, quan sát, phân tích tổng hợp, phân tích chi tiết tài liệu, sổ sách kế toán của đơn vị đến khâu lập biên bản xác nhận số liệu đã giúp cho công tác thanh tra tại cơ sở được tiến hành theo một trình tự khoa học và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thanh tra người nộp thuế ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 89 - 90)