Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận, các bên liên quan

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thanh tra người nộp thuế ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 167 - 170)

- Quan hệ trực tiếp: Quan hệ gián tiếp:

4.3.3.Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận, các bên liên quan

Phối hợp giữa các bộ phận trong CQT

Việc tăng cường sự phối hợp với các bộ phận trong CQT để hỗ trợ thanh tra thuế hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Bộ phận kiểm tra thuế và bộ phận kê khai và kế toán thuế: Trong quá trình thanh tra, NNT có thể phải làm việc với các bộ phận kiểm tra, thanh tra thuế để đối

chiếu, xác nhận hồ sơ, tài liệu, các thông tin có liên quan đến hoạt động kinh doanh của mình nếu có chênh lệch về số liệu kê khai trên hệ thống. Do vậy, bộ phận thanh tra cần thông báo, phối hợp với các bộ phận này để theo dõi số liệu kê khai của NNT, qua đó giúp CBTT nắm được tình hình khai, nộp của NNT một cách chính xác. Số liệu từ bộ phận kê khai& kế toán thuế là dữ liệu quan trọng để phân tích rủi ro về thuế, lập kế hoạch thanh tra thuế.

Bộ phận chức năng theo dõi thu nợ và cưỡng chế nợ: Thông qua việc xác định nghĩa vụ thuế phải nộp cuối cùng của NNT tại Biên bản Kết luận thanh tra, bộ phận thanh tra cần thông báo cho bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế về việc thay đổi nghĩa vụ thuế của NNT theo kết quả thanh tra, từ đó giúp bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế nợ nắm bắt được chính xác, kịp thời tình trạng nợ thuế của NNT, tránh tình trạng bộ phận nợ theo dõi, ra thông báo đôn đốc nợ sai.

Ngoài các ban, ngành mà CQT đã tham gia phối hợp trong công tác quản lý thuế nói chung và trong công tác thanh tra thuế nói riêng, CQT cần nghiên cứu và xem xét để ký quy chế phối hợp mới với các ban, ngành liên quan khác.

Phối hợp giữa các cơ quan thanh tra cùng cấp

CQT cần xây dựng quy chế phối hợp công tác và công nhận kết quả thanh tra về thuế giữa các cơ quan thanh tra cùng cấp để tránh chồng chéo và tiết kiệm chi phí và thời gian thanh tra.

Hiện nay, việc thanh tra chồng chéo giữa các cơ quan thanh tra hầu như đã được loại trừ do cơ quan thanh tra các cấp đã thực hiện tương đối tốt việc thông báo kế hoạch thanh tra hàng năm. Tuy nhiên, việc thông báo kế hoạch thanh tra của các cơ quan thanh tra cấp trên (Thanh tra Bộ Tài chính, Thanh tra chính phủ) và Kiểm toán Nhà nước cho CQT nhiều khi chưa kịp thời nên ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra của CQT. Mặt khác, do chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mục đích của các cơ quan thanh tra là khác nhau nên cách tiếp cận nội dung thanh tra về thuế đối với NNT nhiều khi không đồng nhất. Vì vậy, nhiều trường hợp, ngành thuế vẫn phải tiến hành thanh tra lại NNT để xác định chính thức nghĩa vụ thuế của NNT.

Với hệ thống thanh tra chuyên ngành tài chính và thanh tra Nhà nước: thanh tra thuế ngoài việc đảm bảo tính độc lập tương đối của mình với các cơ quan thanh tra này vẫn phải đặt dưới sự chỉ đạo của cấp trên và sự chỉ đạo về mặt nghiệp vụ

của thanh tra Bộ Tài chính và thanh tra Nhà nước. Sự chỉ đạo của các cơ quan thanh tra này đối với thanh tra thuế chỉ đơn thuần là về mặt nghiệp vụ thanh tra, về sự phối hợp tổ chức thanh tra. Thanh tra thuế phải báo cáo kế hoạch thanh tra hàng năm cho các cơ quan thanh tra này nhằm tránh chồng chéo, trùng lắp về đối tượng thanh tra, đồng thời cũng có thể tham gia các đoàn thanh tra liên ngành với các cơ quan này khi có các vụ việc thanh tra cụ thể liên quan đến NNT, khi có yêu cầu.

Ngành thuế phải chủ động, phối hợp với các cơ quan thanh tra, kiểm tra có chung đối tượng để xây dựng quy chế phối hợp, chuẩn hoá các nội dung về thanh tra thuế, tách bạch rõ trách nhiệm của từng cơ quan thanh tra với kết luận thanh tra thuế. Quy chế phối hợp cần được thông báo để các cơ quan có liên quan có thể tìm hiểu thuận lợi, các cơ quan thanh tra và CQT có thể thông báo cho nhau kế hoạch thanh tra để có thể phối hợp thành đoàn công tác chung, công nhận và sử dụng, thực hiện các kết luận thanh tra của nhau nhằm tránh thanh tra trùng, giảm phiền hà cho NNT và tiết kiệm chi phí, thời gian của hệ thống ngành thanh tra.

Phối hợp với các cơ quan ban ngành khác

Cần đẩy mạnh sự phối hợp đồng bộ của CQT và các cơ quan ban ngành khác tại địa phương trong việc thanh tra NNT. Ngành thuế cần sớm nghiên cứu phối hợp với các cơ quan ban ngành khác: hải quan, tài nguyên và môi trường, quản lý thị trường, tổ chức tín dụng, quản lý đăng ký kinh doanh, công an và các cơ quan có liên quan trong việc cung cấp tài liệu, thông tin có liên quan đến NNT nhằm phục vụ cho công tác quản lý thu thuế và thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về thuế, kịp thời ngăn chặn các hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Do địa bàn hoạt động của NNT rất rộng và họ có liên quan tới nhiều đối tượng và các cơ quan Nhà nước khác, nên để đạt được hiệu quả trong thanh tra thuế, CQT cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý trên, cụ thể:

Cơ quan tài chính: Khi phát hiện NNT có hành vi vi phạm pháp luật thuế, Luật đất đai, Luật ngân sách, Pháp lệnh thuế nhà đất, Pháp lệnh phí và các chính sách thu hiện hành, cơ quan tài chính phát hiện và thông báo cho CQT để thanh tra, xử lý ngay các hành vi vi phạm theo quy định.

Cơ quan công an: CQT phối hợp với cơ quan công an phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh các vụ trốn, lậu thuế. Các trường hợp vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực thuế ngoài thẩm quyền của thanh tra thuế cần phải điều tra làm rõ thì CQT cần chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để tiến hành điều tra, phối hợp xử lý.

Cơ quan tài nguyên môi trường: Trong quá trình quản lý các nguồn thu từ đất đai, cơ quan tài nguyên và môi trường phát hiện NNT sử dụng đất chưa đúng, không đủ năng lực (vốn, tài sản…) để thực hiện dự án thì có văn bản đề nghị CQT phối hợp thanh tra việc sử dụng đất và việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của NNT.

Sở khoa học và công nghệ: Khi có đơn tố giác, khiếu nại về các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm hàng hóa (gian lận thương mại) và có yêu cầu của một trong hai bên, CQT và Sở khoa học và công nghệ phải tập trung nghiên cứu, tổ chức thanh tra việc xử lý theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với chức năng, quyền hạn của mỗi ngành.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thanh tra người nộp thuế ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 167 - 170)