Quy trình thanh tra thuế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thanh tra người nộp thuế ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 37 - 39)

Thanh tra thuế là một chức năng thiết yếu của thuế và trong quản lý thuế, là một khâu trong quy trình hoạt động quản lý thuế, vì vậy đòi hỏi thanh tra thuế phải tuân thủ những nguyên tắc và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Quy trình thanh tra thuế là trình tự các bước công việc phải tiến hành để thực hiện một cuộc thanh tra thuế cụ thể. Yêu cầu của quy trình là nhất thiết các công việc phải được thực hiện theo thứ tự các bước từ khâu chuẩn bị thanh tra và tiến hành thanh tra, kết thúc thanh tra.

Quy trình thanh tra thuế có tác dụng tạo sự thống nhất trong việc thực hiện công tác thanh tra trong toàn ngành thuế, thể hiện sự chuyên nghiệp trong tổ chức công việc trong từng khâu, từng bước của thanh tra thuế theo phương thức quản lý hiện đại, đồng thời nâng cao ý thức của CBTT trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.

Trên cơ sở các quy định của Luật Thanh tra chuyên ngành, Luật Quản lý thuế và khoa học về nghiệp vụ thanh tra cũng như thực tiễn công tác thanh tra, một cuộc thanh tra thuế thông thường được tiến hành theo các bước sau đây:

Bước 1: Thu thập thông tin, dữ liệu về người nộp thuế:

. Các nguồn thông tin;

. Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung.

Bước 2: Lập kế hoạch thanh tra:

. Tiêu thức đánh giá rủi ro. . Lập danh sách NNT rủi ro.

. Phê duyệt và ban hành kế hoạch thanh tra.

Bước 3: Phân tích hồ sơ trước khi thanh tra.

. Phân tích dọc, ngang, tỷ suất cơ bản. . Nhận biết các dấu hiệu vi phạm.

Bước 4: Tiến hành thanh tra tại cơ sở NNT.

. Công bố Quyết định thanh tra.

. Tập hợp thông tin, tài liệu cơ bản phục vụ thanh tra. . Áp dụng các kỹ thuật thanh tra.

. Lập và ghi chép tài liệu thanh tra. . Thu thập bằng chứng thanh tra. . Kết thúc thanh tra.

Bước 5: Sau thanh tra.

. Hoàn thiện báo cáo thanh tra (kết quả thanh tra, tình huống thanh tra, kỹ năng phát hiện, đánh giá hiệu quả phân tích rủi ro…)

. Ghi nhận những lưu ý sau thanh tra, so sánh kết quả thực tế đạt được với kế hoạch đề ra.

. Nêu ra các bài học kinh nghiệm. . Quản lý các thông tin bảo mật. . Hoàn thiện hồ sơ tài liệu lưu trữ. . Đôn đốc thực hiện kết luận thanh tra. . Giải quyết khiếu nại.

Bước 6: Thống kê báo cáo đánh giá trong thanh tra.

. Báo cáo kết quả thanh tra (một cuộc thanh tra).

. Thống kê hành vi vi phạm và các tình huống thanh tra. . Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch thanh tra.

. Những nội dung vướng mắc và đề xuất cải cách về cơ chế, chính sách. . Phương hướng thanh tra thời gian tới.

Trong các bước của quy trình thanh tra, Bước 2- Lập kế hoạch thanh tra

Bước 4- Tiến hành thanh tra tại cơ sở NNT là rất quan trọng, mang tính chất quyết định tới hiệu quả hoạt động thanh tra thuế.

Tuy nhiên, sự phân chia thành các bước trong quy trình thanh tra chỉ mang tính chất tương đối vì các bước này có mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau, bước trước tạo tiền đề để tiến hành bước sau, bước sau nhằm tiếp tục và hoàn thiện bước trước và có những việc được thực hiện ở bước này, cũng là yêu cầu của bước kia, có những nội dung ở bước sau đã được hình thành trong khi tiến hành bước trước.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thanh tra người nộp thuế ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 37 - 39)