NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu LA _ Trinh Quang Bac _nop QD_ (Trang 114 - 118)

- Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

XÂY DỰNG CƠ BẢN CÓ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

4.1.1. Quán triệt quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về đấu tranh phòng chống tham nhũng lãng phí phòng chống tham nhũng lãng phí

Vi phạm pháp luật và đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có nguồn vốn ngân sách nhà nước là một nội dung của đường lối, chủ trương chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảnh báo về bệnh tham ô, lãng phí, quan liêu. Người coi đó là một thứ giặc độc ác ở trong lòng, là “kẻ thù của nhân dân”. Người vạch rõ: tham ô, lãng phí nảy nở từ bệnh quan liêu, “ở đâu có bệnh quan liêu thì ở đó chắc có tham ô, lãng phí; nơi nào bệnh quan liêu càng nặng thì nơi đó càng nhiều lãng phí, tham ô” [31, tr.411]. Theo Người, muốn trừ sạch nạn tham ô, lãng phí thì trước mắt phải tẩy sạch nạn quan liêu [36, tr.21]. Bệnh quan liêu là một thứ bệnh rất nguy hiểm, chủ yếu có trong các cấp lãnh đạo của cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể xã hội. Quan liêu sẽ dẫn đến mất dân chủ, độc đoán, chuyên quyền; đặc biệt, quan liêu xa rời thực tiễn, xa rời quần chúng nhân dân, xa rời mục tiêu lý tưởng của Đảng, là nguy cơ lớn đối với Đảng cầm quyền. Để phòng chống bệnh tham ô, lãng phí, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên về nâng cao đạo đức cách mạng, thực hiện tốt “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”; kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Thấm nhuần sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu, Đảng ta luôn chủ trương đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Tại Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ khóa VII (1-1994), Đảng ta nêu rõ quan điểm coi tham nhũng, lãng phí như một nguy cơ, thách thức lớn đối với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Các văn kiện của Đảng và Nhà nước trong nhiều năm qua cũng đã thể hiện rõ quyết tâm chính trị

đẩy lùi, ngăn chặn tình trạng tham nhũng, lãng phí như: Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII, Văn kiện Đại hội lần thứ IX và X của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Chiến lược Quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2020; Chủ tịch nước phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Trên cơ sở các quy định về khung pháp lý, các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã và tiếp tục ban hành các quy định theo thẩm quyền, tạo hành lang pháp lý cho công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí nói chung và công tác phòng, chống các vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước nói riêng. Trong thực tiễn, công tác phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có nguồn vốn nhà nước đã có những chuyển biến rõ nét, mang lại hiệu quả và có sự chuyển biến tích cực, bước đầu đã xử lý được một số vụ án tham nhũng lớn; Song kết quả phát hiện, điều tra, xử lý tham nhũng, tiêu cực, lãng phí của các cơ quan chức năng còn thấp. Tiêu cực, tham nhũng trong đầu tư xây dựng đã làm cho nhiều tỷ đồng tiền vốn của Nhà nước bị thất thoát; chất lượng công trình trước mắt cũng như lâu dài bị ảnh hưởng. Thực tế, cuộc đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng vẫn còn nhiều hạn chế, giữa quyết tâm chính trị với việc tổ chức triển khai thực hiện còn khoảng cách lớn; công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa sâu rộng; một số cơ chế, chính sách, quy định về quản lý kinh tế - xã hội và công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí chậm được bổ sung, sửa đổi, dẫn đến hiệu quả thấp trong tổ chức thực hiện. Các hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp hơn. Một số vụ án tham nhũng nhất là tham nhũng trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước xử lý chậm, kéo dài, gây tâm lý hoài nghi trong nhân dân về tính nghiêm minh của pháp luật. Tình trạng sa sút phẩm chất, nhũng nhiễu, gây phiền hà của một bộ phận cán bộ, công chức trong thi hành công vụ, nhất là các chủ đầu tư chậm được khắc phục; hiện tượng “chạy dự án” chưa được quan tâm chỉ đạo làm rõ; sự yếu kém trong quản lý, điều hành, dẫn đến các sai phạm, gây thất thoát lớn tiền, tài sản của Nhà nước ở một số doanh nghiệp, trong đó có yếu tố vụ lợi. Chính vì vậy, đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trong ĐTXDCB có vốn ngân sách nhà nước cần

quán triệt quan điểm của Đảng về phòng chống tham nhũng. Cụ thể: Nghị quyết Đại hội XI của Đảng nêu rõ:

Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng với sự phân hóa giàu nghèo và sự yếu kém trong quản lý, điều hành của nhiều cấp, nhiều ngành làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước [16].

Biểu hiện tham nhũng, lãng phí diễn ra rất phức tạp, tinh vi, dưới mọi hình thức, trong tất cả các lĩnh vực như: Quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản, phê duyệt dự án, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, cấp phát ngân sách, tổ chức cán bộ,...(4). Nhiều vụ việc tham nhũng gây thất thoát lên đến hàng nghìn tỷ đồng, diễn ra cả trong các cơ quan cấp cao, cơ quan bảo vệ pháp luật, chủ yếu được các phương tiện thông tin đại chúng phanh phui. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: “Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt được yêu cầu đề ra. Quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, gây bức xúc xã hội” [16]. Trong phần tổng kết những bài học kinh nghiệm lớn, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) nêu rõ: “Quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa”

Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của Đảng nêu rõ: “Thực hiện kiên trì, kiên quyết, có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài của công tác xây dựng đảng, xây dựng nhà nước”. Yêu cầu đặt ra cần phải ngăn chặn, tiến tới xóa bỏ tận gốc tệ nạn tham nhũng, lãng phí, tạo bước chuyển biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức luôn giữ đúng kỷ cương, liêm chính.

Kết luận số 21-KL/TW Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí đã nêu rõ: Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí vẫn chưa đạt yêu cầu và mục tiêu đề

ra là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí. Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành. Từ đó, Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức thực hiện để đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong bối cảnh hiện nay. Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khoá XI) chỉ rõ: “Phải kiên trì và đẩy mạnh nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng và Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XI); tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và các nhiệm vụ, giải pháp trong “Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” [16].

Như vậy, đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có nguồn vốn ngân sách nhà nước ở nước ta hiện nay, những quan điểm cần phải nắm vững để hành động, đó là:

Thực hiện Chỉ thị số 48/CT-TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; Đảng lãnh đạo chặt chẽ công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong đầu tư xây dựng có nguồn vốn ngân sách nhà nước; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị của toàn dân; thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự.

Trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền, không ai khác, Đảng Cộng sản Việt Nam phải đứng ở vị trí tiên phong trong cuộc chiến phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, do vậy, trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong đầu tư xây dựng có nguồn vốn ngân sách nhà nước phải dựa vào dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực sự tin dân, gần dân, hiểu dân, tạo điều kiện tốt cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Trong cuộc đấu tranh này, phải phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của các phương tiện thông tin đại chúng và toàn thể nhân dân trên cơ sở đảm bảo tính kiên trì, kiên quyết, thận trọng khách quan và thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự. Phòng, chống tham nhũng lãng phí trong đầu tư xây dựng có nguồn vốn ngân

sách nhà nước phải bắt đầu tư trên xuống dưới, từ trong nội bộ tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể ra ngoài nhân dân. Cuộc đấu tranh này, khi tiến hành, phải củng cố vững chắc được niềm tin của nhân dân đối với lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước; phải lấy mục tiêu chống tham nhũng làm nội dung chính trong việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng; phải động viên được quần chúng tích cực tham gia phát hiện và đấu tranh chống tệ nạn tham nhũng. Mặt khác, hết sức chú trọng đến vai trò của báo chí, coi đó là diễn đàn có hiệu quả nhất để nhân dân tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng lãng phí trong đầu tư xây dựng có nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu LA _ Trinh Quang Bac _nop QD_ (Trang 114 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w