Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước khi ra quyết định đầu tư

Một phần của tài liệu LA _ Trinh Quang Bac _nop QD_ (Trang 51 - 52)

- Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ

2.3.1.2. Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước khi ra quyết định đầu tư

nhà nước khi ra quyết định đầu tư

Quyết định đầu tư xây dựng cơ bản là một khâu giữ vị trí quan trọng đối với hiệu quả đầu tư. Mục đích đầu tư có đảm bảo hay không phụ thuộc nhiều vào sự

tính toán, cân nhắc trên cơ sở các yếu tố kinh tế kỹ thuật và pháp lý của chủ đầu tư. Nếu chủ đầu tư không tính toán, phân tích kỹ dự án trước khi quyết định đầu tư dẫn đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng công trình không hợp lý như: Xác định quy mô xây dựng quá lớn so với nhu cầu thực tế; lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ không phù hợp; kiến nghị hình thức quản lý thực hiện dự án và xác định chủ đầu tư không thích hợp; ít quan tâm đến quá trình sử dụng và vận hành công trình khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng. Đồng thời, việc phân tích hiệu quả đầu tư là một yêu cầu rất quan trọng nhưng do được chú trọng dẫn đến tình trạng khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, chủ đầu tư mới nhận thấy công trình không sử dụng hết công suất thiết kế hoặc không phát huy hiệu quả. Ngoài ra, yếu tố đảm bảo cảnh quan, môi trường cũng đòi hỏi phải có sự phân tích, đánh giá để đưa ra các biện pháp bảo tồn kèm theo các phương án quản lý môi trường phù hợp, đúng pháp luật và hạn chế các chi phí đầu tư (chi phí nhân công, tăng chi phí vật tư, thiết bị). Việc ra quyết định đầu tư không không chú ý tới môi trường xung quanh, đưa ra các biện pháp thi công làm ô nhiễm môi trường, hoặc không có giải pháp xử lý môi trường dẫn đến trong quá trình thi công công trình xây dựng cơ bản phải bổ sung biện pháp môi trường sẽ tăng chi phí gây lãng phí. Đây cũng chính là lý do để có nhiều doanh nghiệp vi phạm pháp luật trong việc bảo vệ môi trường khi tiến hành các biện pháp thi công. Do vậy, các vi phạm ở giai đoạn này thường thể hiện trong các hành vi vi phạm pháp luật hành chính (vi phạm thủ tục ra quyết định; ra quyết định sai..) và vi phạm pháp luật hình sự (nhận hối lộ, đưa hối lộ, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, lừa đảo…)…

Một phần của tài liệu LA _ Trinh Quang Bac _nop QD_ (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w