Đấu tranh phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có nguồn vốn ngân sách nhà nước bảo đảm hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu LA _ Trinh Quang Bac _nop QD_ (Trang 120 - 121)

- Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ

4.1.3. Đấu tranh phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có nguồn vốn ngân sách nhà nước bảo đảm hội nhập quốc tế

dựng cơ bản có nguồn vốn ngân sách nhà nước bảo đảm hội nhập quốc tế

Để phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có nguồn vốn ngân sách nhà nước cần quán triệt quan điểm của hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng và hiệu quả của các công trình xây dựng, tranh thủ kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng xây dựng cũng như chuyên gia quốc tế. Đồng thời thực hiện các cam kết quốc tế về chống tham nhũng, chống tội phạm có tổ chức phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật có yếu tố quốc tế. Do đó, trong quá trình hội nhập quốc tế, phòng chống vi cần quán triệt quan điểm sau:

- Quốc gia nào cũng phải xây dựng cho được nền tảng của nền kinh tế nước mình, đứng vững và đi bằng đôi chân của mình. Hội nhập chỉ là phương tiện góp phần làm cho nền tảng đó vững chắc và hiệu quả hơn chứ không thể thay thế hoàn toàn.quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cần xoáy mạnh vào nhiệm vụ trọng tâm là cơ cấu lại nền kinh tế, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa hội nhập kinh tế quốc tế với quá trình hội nhập trên những lĩnh vực khác, như chính trị, an ninh - quốc phòng, văn hóa, xã hội... trong một tổng thể, bổ sung, hỗ trợ cho nhau nhằm mục tiêu chung của đất nước trong từng thời kỳ, ở từng khu vực, với mỗi đối tác.

- Cần “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa”. Về phương diện này còn tồn tại nhiều vấn đề, như năng suất, hiệu quả của nền kinh tế chưa cao, cơ cấu kinh tế còn lạc hậu, sức cạnh tranh còn yếu, thể chế còn nhiều vướng mắc,... Có thể nói, điểm yếu nhất trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta là chưa triển khai trên thực tế một cách mạnh mẽ quan điểm cốt tử này. Nếu trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng hơn mà chúng ta không thực hiện nghiêm túc các quan điểm, đường lối chỉ đạo này của Đảng thì sẽ “lợi bất cập hại”. Thiết tưởng, cần sử dụng quá trình hội nhập quốc tế làm động lực thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, từ đó nâng cao mạnh mẽ khả năng cạnh tranh của nền kinh tế đất nước.

- Cần “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo tinh thần giữ vững độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa”. Mặc dù hội nhập kinh tế quốc tế có nghĩa là

tuân thủ những “luật chơi” chung, nhưng chúng ta vẫn giữ vững độc lập, tự chủ về chế độ chính trị - xã hội, về đường lối, chính sách đối nội và đối ngoại. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta hành động theo tinh thần “đường ta, ta cứ đi”, mà chúng ta đã chủ động điều chỉnh hệ thống văn bản pháp quy, thể chế kinh tế phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà ta đang từng bước xây dựng và phát triển cũng như các “luật chơi” quốc tế. Đồng thời, căn cứ vào luật chơi quốc tế để phát hiện, phòng, chống các vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu LA _ Trinh Quang Bac _nop QD_ (Trang 120 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w