Tăng cường biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay ở từng gia

Một phần của tài liệu LA _ Trinh Quang Bac _nop QD_ (Trang 133 - 136)

- Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ

4.2.1.4. Tăng cường biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay ở từng gia

tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay ở từng giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng

-Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, đây là giai đoạn quan trọng, quyết định đến thành công của dự án đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước. Bên cạnh việc nâng cao năng lực phân tích, tham mưu phê duyệt chủ trương đầu tư, Nhà nước cần sớm ban hành các chế tài đủ mạnh để điều tiết trách nhiệm trong việc ban hành chủ trương đầu tư, trong việc ra quyết định đầu tư gắn với các chế tài dân sự như phải bồi thường thiệt hại để thu hồi vốn ngân sách nhà nước, chế tài xử phạt hành chính, trường hợp nghiêm trọng phải xử lý hình sự khi có những quyết định sai trong đầu tư xây dựng làm lãng phí, thất thoát vốn của Nhà nước. Đẩy mạnh phân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị, địa phương trong việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư.

-Lựa chọn và xác định trách nhiệm của chủ đầu tư: Cần có chế tài nghiêm khắc, đặc biệt là chế tài hình sự đối với các chủ đầu tư về trách nhiệm đối với chất lượng, tiến độ xây dựng và hiệu quả của dự án, lựa chọn giám đốc điều hành dự án hoặc Ban quản lý dự án.

Phạt nặng những trường hợp giao cho người không có đủ điều kiện năng lực và chuyên môn, nghiệp vụ về làm quản lý dự án. Chủ đầu tư phải bồi thường thiệt hại, xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự khi có quyết định sai thuộc phạm vi trách nhiệm của mình; kiện toàn, sắp xếp lại các ban quản lý dự án đảm bảo mục đích tinh gọn, hiệu quả.

- Đối với tổ chức tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát thi công: Rà soát các tổ chức tư vấn về năng lực chuyên môn và tư cách pháp nhân. Khẳng định trách nhiệm dân sự của tổ chức tư vấn chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán và chất lượng công trình, dự án phù hợp với các quy định hiện hành. Theo đó, cần đảm bảo rằng có những chế tài hình sự cho các hành vi tư vấn không hiệu quả, hoặc nhận thù lao tư vấn quá mức cho phép (thông qua tổ chức tư vấn để rửa tiền). Đồng thời củng cố, nâng cao năng lực của các tổ chức tư vấn. Sắp xếp lại các tổ chức tư vấn trong nước theo hướng cổ phần hóa, hình thành các tổ chức tư vấn độc lập như tập đoàn tư vấn hoặc liên danh, liên kết với các tổ chức tư vấn nước ngoài để có đủ điều kiện năng lực thực hiện các dự án quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp. Nhà nước cần có chính sách để khuyến khích các tổ chức tư vấn nâng cao năng lực chuyên môn để đảm nhiệm các công trình tương tự mà trước đây vẫn phải thuê tư vấn nước ngoài. Tiến tới để tổ chức tư vấn trong nước thực hiện các công việc mà trước đó phải thuê tư vấn nước ngoài thì được hưởng chi phí tương xứng với chi phí thuê tư vấn nước ngoài để tổ chức tư vấn có thể đảm nhận được các công việc tư vấn kể cả thiết kế công trình, giám sát thi công... các công trình kỹ thuật phức tạp, chỉ thuê tư vấn nước ngoài đối với một số công việc đặc biệt phức tạp. Tư vấn phải chịu trách nhiệm về chất lượng của sản phẩm tư vấn và phải bồi thường thiệt hại, xử lý hành chính, trường hợp nghiêm trọng bị xử lý hình sự khi có quyết định sai thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.

- Đối với nhà thầu: Biện pháp hành chính và các quy định hành chính đang trở nên lỗi thời và không đáp ứng yêu cầu đấu tranh, phòng, chống vi phạm pháp

luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước, do đó, cần có quy định chặt chẽ điều kiện năng lực và chế tài (hình sự) xử lý đối với nhà thầu khi tham gia đấu thầu, quy định các loại hình và quy mô công trình các nhà thầu được phép tham gia phù hợp trình độ và năng lực của các nhà thầu. Cần có chế tài xử lý những trường hợp nhà thầu nhận thầu bằng mọi giá sau đó giao thầu lại cho các nhà thầu không đủ điều kiện năng lực thi công, xây dựng cơ bản.

Đối với những trường hợp phát hiện có hiện tượng thông đồng, móc ngoặc giữa chủ đầu tư với tổ chức tư vấn hoặc nhà thầu xây dựng thì cần có chế tài đủ mạnh, tương ứng với mức độ sai phạm để đưa ra các biện pháp như phạt tiền, thi hành kỷ luật hành chính, phạt không cho tham gia hoạt động xây dựng, thậm chí cần xử lý bằng chế tài hình sự.

Đối với trường hợp phát hiện nhà thầu không đủ năng lực thực hiện, làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng của công trình đang thi công cần có biện pháp xử lý kịp thời thậm chí xử lý bằng cách chấm dứt hợp đồng nếu thấy mức độ sai phạm nghiêm trọng. Theo đó, cần đảm bảo rằng có những quy định pháp luật cụ thể có thể áp dụng được trong thực tiễn đểnhà thầu phải chịu trách nhiệm về chất lượng thi công và phải bồi thường thiệt hại khi thi công sai hoặc thi công không đảm bảo chất lượng, phải bị xử lý hình sự khi gây hậu quả nghiêm trọng.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cộng đồng đối với việc triển khai thực hiện đầu tư theo quy hoạch được phê duyệt. Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, công tác dự báo và cung cấp thông tin phục vụ công tác quy hoạch; tăng cường công tác giám sát đầu tư, thanh tra, kiểm tra của Chính phủ kết hợp với thanh tra chuyên ngành. Tăng cường giám sát của các cơ quan ngôn luận và cộng đồng đối với hoạt động đầu tư xây dựng. Nghiên cứu, bổ sung các chế tài về thanh tra, kiểm tra, giám sát đầu tư các dự án thuộc nguồn vốn nhà nước. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm định chất lượng xây dựng các công trình, thành lập hệ thống mạng lưới kiểm định chất lượng xây dựng trong phạm vi cả nước để quản lý, kiểm tra nhằm nâng cao chất lượng xây dựng công trình và trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng.

Tiến hành rà soát các dự án đang triển khai về sự phù hợp với quy hoạch được duyệt, thủ tục đầu tư, nguồn và sự đảm bảo cân đối đủ vốn, tính hiệu quả.

Kiên quyết đình chỉ những dự án đang thực hiện dở dang nếu thấy không phù hợp với quy hoạch, không đảm bảo nguồn và khả năng cung cấp vốn. Bố trí vốn đầu tư phải tập trung, có trọng điểm, phù hợp với khả năng cân đối vốn trong từng thời kỳ, đảm bảo vừa đầu tư dự án mới vừa bố trí một phần để thanh toán nợ các năm trước. Kế hoạch phân bổ vốn phải được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo vốn đầu tưđược giao đúng mục đích, có hiệu quả, không để lãng phí, thất thoát.

Nghiên cứu để từng bước thực hiện xã hội hóa trong đầu tư xây dựng theo hướng ngân sách nhà nước chỉ đầu tư xây dựng những công trình mà các thành phần kinh tế khác không thực hiện được. Khuyến khích các thành phần kinh tế khác cùng tham gia với Nhà nước đầu tư các công trình mang tính dịch vụ như cấp nước, thoát nước, vệ sinh môi trường, giao thông đô thị. Đồng thời, tiến tới xã hội hóa các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng như tư nhân xây trường học, bệnh viện, trụ sở làm việc cho Nhà nước thuê. Tăng cường phát triển vốn đầu tư của Nhà nước đồng thời với việc nghiên cứu, soạn thảo và ban hành các chế độ chính sách khuyến khích các thành phần xã hội tham gia hoạt động đầu tư xây dựng, phát triển hình thức cổ phần hóa doanh nghiệp trong xây dựng, góp vốn đầu tư xây dựng dưới hình thức nhiều thành phần tham gia góp vốn đầu tư xây dựng công trình. Bên cạnh đó, giảm dần danh mục các công trình sử dụng 100% vốn ngân sách nhà nước. Nhà nước chỉ đầu tư xây dựng những công trình mà các thành phần kinh tế khác hoặc tư nhân không đầu tưđược. Có như vậy, nguồn vốn ngân sách nhà nước được sử dụng đúng đắn, tiết kiệm và hiệu quả.

Một phần của tài liệu LA _ Trinh Quang Bac _nop QD_ (Trang 133 - 136)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w