Thực trạng vi phạm pháp luật trong khâu đền bù giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu LA _ Trinh Quang Bac _nop QD_ (Trang 91 - 92)

- Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ

3.2.2.1.Thực trạng vi phạm pháp luật trong khâu đền bù giải phóng mặt bằng

Theo qui định về đền bù, giải phóng mặt bằng, việc lập dự toán đền bù phải do chính quyền địa phương kết hợp với chủ đầu tư thống nhất với chủ sử dụng đất trên cơ sở áp giá đền bù của Nhà nước. Tuy nhiên, đây là việc có tính chất rất phức

tạp vì động chạm đến quyền lợi của dân. Mặt khác, tài sản phải đền bù trên mặt đất là cây cối, hoa màu, nhà cửa. Khi giải toả là phải phá hoặc dỡ bỏ không còn cơ sở để kiểm tra, nên giữa hai bên thường có sự thông đồng khai khống, định giá đền bù khống để tham ô tiền của Nhà nước.

Thủ đoạn vi phạm pháp luật trong giai đoạn giải phóng mặt bằng thông thường biểu hiện dưới các hành vi sau: Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng bớt xén tiền đền bù của dân, đền bù không thoả đáng, khai khống số hộ đền bù và chi phí đền bù để rút tiền của Nhà nước; móc ngoặc với dân khai tăng giá trị đền bù để ăn chia chênh lệch. Việc khai báo, xác nhận và chi trả tiền đền bù khống bao giờ cũng có sự móc ngoặc giữa đối tượng được đền bù với cơ quan tổ chức giải phóng mặt bằng. Theo Kết luận thanh tra đối với tỉnh Lai Châu cho thấy:

Công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều sai phạm như: việc điều tra thực trạng, xác minh, kê khai không đầu đủ, không ban hành quyết định bồi thường, hỗ trợ tái định cư đến từng hộ gia đình và việc Ban quản lý dự án trực tiếp chi trả bồi thường, hỗ trợ là không phù hợp như dự án Hồ nuôi trồng thuỷ sản hạ lưu đường 60m, Đường thị xã Lai Châu - thị trấn Sìn Hồ, Đường nối khu hợp khối với đường 58m [63, tr.4]. Nhiều dự án

vi phạm trong việc hỗ trợ tái định cư không phù hợp như Dự án xây dựng quốc lộ 3 mới Đoạn Hà Nội - Thái Nguyên: Hội đồng bồi thường GPMB thị xã Từ Sơn chậm thanh toán khi đã được cấp kinh phí dẫn đến phát sinh tăng 3,89 tỷ đồng do giá đất thay đổi.

Một phần của tài liệu LA _ Trinh Quang Bac _nop QD_ (Trang 91 - 92)