Thực trạng vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước trong việc bố trí và sử dụng vốn ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu LA _ Trinh Quang Bac _nop QD_ (Trang 99 - 100)

- Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ

3.2.2.5. Thực trạng vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước trong việc bố trí và sử dụng vốn ngân sách nhà nước

- Biểu hiện vi phạm pháp luật đầu tư xây dựng thể hiện ở việc các bộ, ngành, địa phương quyết định phân bổ kế hoạch chậm, thậm chí không phân bổ hết số vốn được giao, phân bổ cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản chưa đủ thủ tục đầu tư hoặc không đúng với cơ cấu ngành được giao tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư [9,tr.7].

- Vi phạm trong phân bổ vốn thể hiện việc bố trí vốn đầu tư còn dàn trải, thiếu tập trung làm ảnh hưởng đến khả năng cân đối nguồn vốn. Một số địa phương không phân bổ hết kế hoạch vốn đầu năm; bố trí sai nguồn vốn, không đúng đối tượng, mục tiêu; bố trí vốn cho nhiều dự án quá thời gian quy định, không sát thực tế dẫn đến

nguồn vốn không sử dụng được hoặc phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần…Đối với kết quả kiểm toán quyết toán NSNN năm 2011, tổng thu NSNN đạt 721.804 tỷ đồng, vượt 21,3% dự toán. Trong đó, tổng chi NSNN lên tới 787.554 tỷ đồng, vượt 8,5% dự toán do chi đầu tư phát triển vượt 37%, chi thường xuyên bằng 99,6% dự toán.

- Vi phạm trong giải quyết vốn còn thể hiện ở những hiện tượng như hiện tượng ăn chia thường xảy ra đối với các nguồn vốn thuộc sở hữu nhà nước. Theo quan niệm chung, đấy là vốn “cho không” vì trách nhiệm thanh toán không phải bằng tiền mà bằng chứng từ. Trong trường hợp thông đồng, việc tạo ra chứng từ là một biểu hiện vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

- Vi phạm trong việc phân bổ thể hiện nhiều ở các hành vi môi giới hối lộ, hối lộ và nhận hối lộ để được cấp nguồn vốn ngân sách cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Nhiều trường hợp số tiền lên tới 20 - 30%.

- Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản ở giai đoạn cấp vốn còn thể hiện trong việc bên chủ đầu tư đưa ra nhiều cách để ràng buộc người được cấp vốn - mà cách thức phổ thông là người cấp vốn không cấp một lúc một cục mà chia ra làm nhiều đợt, nhiều năm. Số cấp lần sau nhiều, ít tuỳ thuộc vào số tiền “lại quả” của lần trước.

- Phổ biến và dễ phát hiện ra nhiều nhất là các biểu hiện vi phạm về cấp vốn như bố trí vốn không đúng nội dung, sai nguồn vốn.

Một phần của tài liệu LA _ Trinh Quang Bac _nop QD_ (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w