Đặc điểm của pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu LA _ Trinh Quang Bac _nop QD_ (Trang 36 - 38)

- Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ

2.1.2.2. Đặc điểm của pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước

sách nhà nước

2.1.2.1. Khái niệm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sáchnhà nước nhà nước

Xuất phát từ nhận thức chung về pháp luật, và những luận giải nêu trên về đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước, có thể hiểu: pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước là tổng thể các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý nhà nước đối với các loại hình đầu tư xây dựng cơ bản có nguồn vốn nhà nước, là cơ sở để xác định vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản có nguồn vốn ngân sách nhà nước.

2.1.2.2. Đặc điểm của pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước sách nhà nước

Mặc dù có những đặc trưng riêng nhưng pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản không phải là một hệ thống pháp luật biệt lập mà chỉ là một nội dung cụ thể của hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, có mối liên hệ chặt chẽ với các quy định về đầu tư, ngân sách, tài chính xây dựng, các quy định về tổ chức bộ máy nhà nước, về quyền hạn của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước, với các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, hợp tác quốc tế… Khi nghiên cứu pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có thể thấy rằng:

- Đặc điểm về hình thức: Pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản chỉ bao gồm các quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Có nhiều các thức thể hiện khác nhau các quy định pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản nhưng phổ biến nhất hiện nay là các quy định chung, các quy định có tính nguyên tắc, quy định về chủ trương được định ra trong nội dung của văn bản quy pháp pháp luật chuyên ngành như Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Nhà ở, Luật Qui hoạch đô thị, Luật Ngân sách…. Các quy định cụ thể như hình thức, thủ tục thực hiện, thẩm quyền được quy định cụ thể trong văn bản riêng, thường là văn bản có hiệu lực pháp lý thấp hơn để quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật. Có quy định một hoặc một nhóm vấn đề về đầu tư xây dựng cơ bản được quy định trong Nghị

quyết riêng của Quốc hội [54]. Do đầu tư xây dựng cơ bản là một đặc thù nên Luật Đầu tư được coi là luật gốc vì quy định về khái niệm đầu tư; tuy nhiên, do tính đa dạng của xây dựng cơ bản, các văn bản pháp luật khác lại thể hiện các quan điểm, biện pháp đầu tư, cách thức sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước mỗi loại hình theo mỗi lĩnh vực đầu tư khác nhau, nó có mối quan hệ ràng buộc, liên kết chặt chẽ với nhau.

- Đặc điểm về nội dung: Pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản là những quy tắc hành vi cho các chủ thể tham gia vào việc đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ngoài ra còn bao gồm các nguyên tắc, các chủ trương, chính sách, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản của từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa bàn

ở Việt Nam. Pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có thể chia thành hai nhóm nội dung chính là: Các quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản và các quy định về quy trình thủ tục thực hiện các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước. Các nội dung cụ thể của pháp luật gồm: Nguyên tắc đầu tư; hình thức thực hiện; các yêu cầu, điều kiện tiêu chí xác định đầu tư xây dựng công trình cơ bản có vốn nhà nước; quyền và nghĩa vụ các bên, thủ tục thực hiện; các quy định về tổ chức bộ máy, nhân sự; về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Các nội dung của pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản là nhằm đảm bảo cho các công trình đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước được tiến hành đúng trình tự, thủ tục, có hiệu quả và phát huy mục đích sử dụng của công trình xây dựng. Pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản tập trung vào vai trò của các chủ thể sử dụng ngân sách nhà nước, góp phần hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật cũng như các biểu hiện tham nhũng, lãng phí, thất thoát.

- Đặc điểm về phạm vi tác động, đối tượng điều chỉnh: Pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản tác động đến các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cộng đồng và cá nhân sử dụng vốn ngân sách nhà nước để tiến hành các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Đối tượng tác động của pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản chia thành 3 nhóm cơ bản; Một là, các chủ thể thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản; Hai là, các cơ quan các tổ chức liên quan đến việc xác định các công trình đầu tư xây dựng; Ba là, các cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa

phương như Chính phủ, các bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc cơ quan hành chính bằng hành vi của mình đảm bảo cho việc đầu tư xây dựng cơ bản đúng pháp luật, có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của nhân dân.

Tương ứng với sự tham gia của 3 nhóm chủ thể trên, những quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản gồm: Quan hệ xã

Một phần của tài liệu LA _ Trinh Quang Bac _nop QD_ (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w