- Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ
2.5.2. Yếu tố kinh tế
Mọi sự biến động trong nền kinh tế sẽ dẫn đến những sự thay đổi tương ứng trong ý thức pháp luật, thực hiện pháp luật và phòng, chống vi phạm pháp luật. Chính vì vậy, hoạt động phòng, chống vi phạm pháp luật đầu tư xây dựng cơ bản phải đảm bảo tính khách quan, không được chủ quan, duy ý chí, thoát ly thực tiễn kinh tế - xã hội. Hiện nay đứng trước sự chuyển mình mạnh mẽ của đất nước cùng với những thay đổi to lớn của bối cảnh quốc tế và khu vực; tình hình kinh tế trong nước vừa có thuận lợi, cơ hội, vừa đứng trước những khó khăn, thách thức. Để đạt được mục tiêu phát triển - xã hội Đảng, Nhà nước ta đặt ra thì việc hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu tình hình mới cần được tiến hành bên cạnh việc thực hiện tốt các giải pháp trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm mỗi bước phát triển kinh tế - xã hội là tiền đề củng cố hệ thống pháp luật và hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội sẽ tạo thuận lợi cho kinh tế - xã hội phát triển. Kinh tế đảm bảo thì hoạt động đầu tư xây dựng vốn cơ bản nhà nước sẽ thuận lợi. Kinh tế đảm bảo cũng sẽ là động lực cho các cán bộ, công chức có trách nhiệm giám sát, kiểm tra, phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước không bị mua chuộc, dụ dỗ, hối lộ. Kinh tế đảm bảo cũng là cơ sở để xây
dựng được đội ngũ cán bộ, công chức liêm khiết, tham gia các quy trình đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước đúng pháp luật. Các hiện tượng tham ô, hối lộ, biển thủ công quỹ cũng được hạn chế khi yếu tố kinh tế được xác định là một yếu tố đảm bảo cho quá trình phòng, chống vi phạm có hiệu quả.