Dự báo bối cảnh mới liên quan đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ

Một phần của tài liệu LA sua lan cuoi 3.16 _1 (Trang 121 - 124)

TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VÙNG BẮC TRUNG BỘ

4.1. DỰ BÁO VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VÙNG BẮC TRUNG BỘ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VÙNG BẮC TRUNG BỘ

4.1.1. Dự báo bối cảnh mới liên quan đến thu hút đầu tư trực tiếp nướcngoài và mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của vùng Bắc Trung Bộ ngoài và mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của vùng Bắc Trung Bộ

4.1.1.1. Dự báo bối cảnh mới liên quan đến thu hút đầu tư trực tiếpnước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ

*Bối cảnh quốc tế:

Trong giai đoạn trong 5 năm tới, nền kinh tế thế giới vẫn phát triển theo hai xu hướng bao trùm: sự phát triển của kinh tế tri thức dưới tác động của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại và xu hướng toàn cầu hóa kinh tế.

+ Kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa trên trình độ hơn hẳn của lực lượng sản xuất so với kinh tế công nghiệp. Phát triển kinh tế tri thức, thế giới sẽ biến đổi sâu sắc và toàn diện cả về trình độ công nghệ, ngành sản xuất và cơ cấu sản phẩm. Tri thức KH&CN, kỹ năng của con người sẽ trở thành lực lượng sản xuất hàng đầu. Tiến bộ khoa học và công nghệ sẽ biến đổi mọi mặt đời sống con người thông qua việc tạo ra những ngành sản xuất mới với những công nghệ mới, phương pháp sản xuất mới, những vật liệu và nguồn năng lượng mới có ưu thế vượt trội so với những công cụ, nguyên liệu, năng lượng và phương pháp của nền kinh tế công nghiệp.

Với kinh tế tri thức, tuy vai trò của con người trong lực lượng sản xuất không thay đổi, họ vẫn là chủ thể của quá trình sản xuất, sáng tạo và áp dụng những thành tựu mới của KH&CN, nhưng tính chất hoạt động và yêu cầu đặt ra đối với họ đã có sự thay đổi căn bản so với người lao động trong nền kinh tế công nghiệp. Trong nền kinh tế công nghiệp, cường độ lao động của con

người đã được giảm nhẹ đáng kể nhờ sự trợ giúp của máy móc, thiết bị ngày càng hiện đại. Trong nền kinh tế này, để sử dụng máy móc có hiệu quả, người lao động phải có sự hiểu biết về tính năng, tác dụng của máy móc đó và về quá trình sản xuất nói chung. Trong nền kinh tế tri thức, người lao động chủ yếu là lao động trí óc, vừa nghiên cứu vừa sản xuất, sản phẩm của họ là những phát minh được ứng dụng ngay vào sản xuất. Khi đó, tri thức khoa học và sáng tạo công nghệ là yêu cầu nghiêm ngặt hàng đầu đối với hoạt động của DN.

Trong xu hướng phát triển kinh tế tri thức, bên cạnh những phát minh mới trong khoa học cơ bản, con người đã đi rất xa trong việc sáng tạo ra các công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động, robot..), những năng lượng mới (nguyên tử, nhiệt hạch, mặt trời, thủy triều, gió…), vật liệu mới (pô-ly-me, vật liệu tổ hợp composite, gốm cao cấp như siêu bền, siêu cứng, siêu dẫn…), công nghệ sinh học (có những đột phá phi thường trong công nghệ di truyền tế bào, vi sinh, enzim… góp phần giải quyết nạn đói, chữa bệnh), nông nghiệp (tạo được cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp: cơ khí hóa, điện khí hóa .. lai tạo giống mới, không sâu bệnh, nhờ đó con người đã khắc phục được nạn đói), giao thông vận tải và thông tin liên lạc (máy bay siêu âm, tàu hỏa siêu tốc, cáp sợi thủy tinh quang dẫn,… truyền hình trực tiếp, điện thoại di động, công nghệ chinh phục vũ trụ (vệ tinh nhân tạo, thám hiểm mặt trăng, du hành vũ trụ…), công nghệ thông tin phát triển và bùng nổ mạnh với mạng thông tin máy tính toàn cầu (Internet) ứng dụng sâu rộng trong mọi ngành kinh tế và xã hội. Cuộc cách mạng KH&CN hiện đại chính là bước quá độ chuyển nền kinh tế công nghiệp lên nền kinh tế tri thức.

Xu hướng phát triển kinh tế tri thức đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn ở các nước công nghiệp phát triển. Do sức hấp dẫn đối với sự phát triển KT-XH của xu hướng này mà nó đã và đang cuốn hút ngày càng nhiều nước đang phát triển. Do vậy, dự báo hoạt động thu hút FDI có xu hướng ưu tiên

nhằm vào các ngành, lĩnh vực kinh tế dựa nhiều vào tri thức hơn nữa, ngay cả ở các nước đang phát triển.

+ Xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ chưa từng có. Toàn cầu hóa kinh tế là xu hướng hội tụ tất cả các nền kinh tế. Khu vực hóa kinh tế là xu hướng trong đó một nhóm nước liên kết với nhau thành một khối kinh tế thực hiện một số chính sách chung.

Toàn cầu hóa và khu vực hóa đẩy nhanh việc hình thành một thị trường khu vực và thế giới thống nhất, một hệ thống tài chính, tín dụng toàn cầu, phát triển và mở rộng phân công lao động quốc tế theo chiều sâu, mở rộng giao lưu kinh tế và KH&CN giữa các nước, giải quyết các vấn đề KT-XH có tính khu vực và toàn cầu. Xu hướng này đã và sẽ thúc đẩy phát triển mạnh lực lượng sản xuất trên cơ sở khai thác triệt để KH&CN. Nó không chỉ tạo ra cơ hội mới cho phát triển kinh tế của các nước mà còn đặt các nước, nhất là các nước đang phát triển, trước những thách thức cạnh tranh gay gắt. Vì vậy, sẽ có sự chuyển dịch căn bản lợi thế phát triển từ đất đai, tài nguyên và vốn tài chính sang trí tuệ của con người. Hoạt động sản xuất của các quốc gia sẽ chuyển mạnh theo hướng trở thành một bộ phận trong cấu trúc mạng toàn cầu. Dưới tác động của xu hướng này, thị trường tài chính quốc tế được sẽ mở rộng, các công ty xuyên quốc gia sẽ có vai trò ngày càng lớn trong đầu tư quốc tế.

Những xu hướng này sẽ có ảnh hưởng mạnh đến phương hướng thu hút FDI của nước ta nói chung, vùng Bắc Trung Bộ nói riêng trong thời gian tới.

* Bối cảnh trong nước:

Nước ta đang trong công cuộc đổi mới để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập sâu rộng vào các quan hệ kinh tế quốc tế, thực hiện tiến trình CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức và chuyển hướng sang phát triển theo chiều sâu, coi trọng năng suất, chất lượng và hiệu quả.

Tuy nhiên, quá trình phát triển KT-XH của nước ta cũng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức như: tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh

tế thấp và chưa bền vững. Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch chậm và thiếu vững chắc; tính cập nhật còn thấp. Hệ thống dịch vụ hỗ trợ phát triển sản xuất vừa thiếu, vừa yếu và kém hiệu quả. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động còn mang nặng tính tự phát, chưa đáp ứng được yêu cầu. Sử dụng nguồn lực của nền kinh tế thiếu hiệu quả. Mức sống của người dân ở nhiều nơi còn khó khăn. Năng suất lao động tăng chậm đang là một thách thức lớn (trong 5 năm 2010-2015, năng suất lao động nước ta mới tăng chưa đến 4% và đang có xu hướng giảm). Khả năng cạnh tranh của sản phẩm, của DN và của nền kinh tế còn thấp do chi phí sản xuất của nhiều sản phẩm còn ở mức cao. Theo đánh giá của WEF, vị trí xếp hạng về sức cạnh tranh của Việt Nam năm 2014-2015 đứng thứ 56/144 nước với nhiều điểm "lõm" cản trở phát triển bền vững như: mức độ sẵn sàng về công nghệ, sức sáng tạo, sự phát triển của thị trường tài chính, giáo dục- đào tạo bậc cao, các thể chế và kết cấu hạ tầng.

Trong kinh tế đối ngoại, tính đến cuối năm 2015, nước ta đã mở rộng quan hệ thương mại, XK hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ ĐT, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và đã tham gia vào nhiều Hiệp định tự do thương mại song phương hoặc đa phương với các nước, gần đây nhất là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN. Tuy các quan hệ trên sẽ tạo ra nhiều cơ hội để phát triển, nhưng nó cũng đặt ra không ít thách thức, nhất là về cạnh tranh, buộc chúng ta phải vượt lên mới có thể thu hút được nhiều FDI.

Một phần của tài liệu LA sua lan cuoi 3.16 _1 (Trang 121 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w