quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, tạo thêm áp lực cải thiện môi trường kinh doanh
Hoạt động của DN FDI trên địa bàn vùng Bắc Trung Bộ đã cung cấp cho DN, người dân và chính quyền trong vùng nhiều bài học, kinh nghiệm bổ ích về quản lý kinh tế và DN, góp phần thay đổi tư duy quản lý, thúc đẩy quá trình hoàn thiện luật pháp, chính sách theo hướng bình đẳng, công khai, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế, đào tạo được đội ngũ cán bộ quản lý phù hợp với xu thế hội nhập.
Bằng kinh nghiệm quản lý thu hút FDI thời kỳ trước, Trung ương đã phân cấp rộng hơn cho địa phương quản lý FDI. Mức độ phân cấp rộng hơn
cho địa phương trong quản lý FDI đã góp phần giảm thiểu tính quan liêu, chậm trễ trong các quyết định quan quản lý liên quan đến dự án FDI vào Vùng, nhờ đó phát huy tính năng động, tự chủ của các chính quyền địa phương, phát huy được hiệu quả của các cơ quan và các cấp quản lý có liên quan. Trên cơ sở phân cấp quản lý FDI, trực tiếp là UBND các tỉnh trong Vùng, đã đẩy mạnh các hoạt động cải cách thủ tục quản lý trong phạm vi thẩm quyền. Trong quá trình phân cấp này, vai trò của các ban quản lý được đề cao và mở rộng rất hiệu quả. Nhờ đó, việc thu hút FDI vào các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ được đẩy mạnh hơn, nhanh hơn.
Kinh nghiệm quản lý thu hút FDI đã góp phần hình thành tư duy kinh tế vùng lãnh thổ như phát triển kinh tế - xã hội vùng và thu hút FDI theo vùng dựa trên kết hợp chặt chẽ tính đặc thù về chuyên môn hóa sản xuất với sự phát triển tổng hợp.
Ngoài ra, những kết quả của thu hút FDI còn góp phần thúc đẩy hợp tác ĐT với các nước, thúc đẩy hội nhập của vùng và quốc gia với các nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Tính đến hết tháng 12/2014, đã có 26 tập đoàn của 21 quốc gia và vùng lãnh thổ ĐT vào vùng Bắc Trung Bộ trong đó có 11 tập đoàn đứng trong danh sách "Global 500" do Tạp chí Fortune bình chọn.
Hoạt động thu hút FDI còn góp phần để vùng Bắc Trung Bộ cùng cả nước phá thế bao vây cấm vận, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tạo thuận lợi để nước ta gia nhập các tổ chức kinh tế, thương mại và các Hiệp định đối tác kinh tế với các nước. Thông qua thu hút FDI, hoạt động kinh tế đối ngoại, xúc tiến ĐT được chú trọng, quan hệ hợp tác với các đại sứ quán, các tổ chức tài chính quốc tế được mở rộng, ngày càng đi vào chiều sâu.
Tóm lại, bằng nhiều chính sách, biện pháp, hoạt động thu hút FDI vào
vùng Bắc Trung Bộ thời gian qua đã góp phần quan trọng vào các yếu tố tạo yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như bổ sung nguồn vốn ĐT, chuyển giao
công nghệ, đẩy mạnh XK, tạo việc làm và phát triển nhân lực, góp phần thúc đẩy các tỉnh trong vùng hội nhập sâu, rộng hơn vào nền kinh tế thế giới.