Bài học kinh nghiệm rút ra cho vùng Bắc Trung Bộ

Một phần của tài liệu LA sua lan cuoi 3.16 _1 (Trang 65 - 69)

Từ phân tích kinh nghiệm thu hút FDI vào phát triển KT-XH vùng lãnh thổ của Trung Quốc và kinh nghiệm thực tế ở vùng Đông Nam Bộ Việt Nam, có thể rút ra một số bài học sau cho vùng Bắc Trung Bộ như sau:

Một là, nhận thức đúng về vai trò, vị trí của FDI để có chính sách thu

hút hiệu quả. Kinh nghiệm Trung Quốc cho thấy, FDI là một nguồn lực quan trọng góp phần phát triển đột biến của vùng kinh tế. Ngoài ra, FDI còn là "chất xúc tác" để kích thích các nguồn vốn ĐT khác vào vùng kinh tế. Muốn thu hút nhiều FDI vào vùng kinh tế, cần xây dựng trước hệ thống kết cấu hạ tầng ở những địa điểm thuận lợi trong vùng kinh tế dưới hình thức các KCN, khu chế, xuất, đặc khu kinh tế. Thu hút FDI vào các khu kinh tế tập trung có ưu điểm là tập trung nguồn lực khan hiếm vào hoàn thiện kết cấu hạ tầng ở phạm vi hẹp nên có thể xây dựng đồng bộ ngay. Hơn nữa, thu hút vào khu kinh tế tập trung cũng thuận tiện cho chính quyền kiểm soát hoạt động của nhà ĐTNN vì lợi ích chung của vùng.

Hai là, để đạt được những thành công về thu hút dòng vốn FDI vào

vùng kinh tế theo mong muốn, Trung Quốc rất coi trọng công tác quy hoạch phát triển, xây dựng chính sách ưu đãi ĐT chung. Nhà nước Trung Quốc đã xây dựng định hướng chiến lược đúng đắn về phát triển vùng kinh tế và cơ cấu các ngành kinh tế trong vùng kinh tế, cũng như định hướng thu hút FDI vào các địa bàn, ngành này, tạo điều kiện cho các nhà ĐTNN biết rõ hướng phát triển của vùng kinh tế để họ có những quyết định lựa chọn ĐT thích hợp. Chiến lược và quy hoạch phát triển vùng kinh tế của Trung Quốc phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện nguồn vốn, nhân lực, khoa học, công nghệ và kết cấu hạ tầng hiện có của toàn vùng kinh tế, bảo đảm phát triển cơ cấu kinh tế vùng hợp lý, bảo đảm sự hợp tác, liên kết các tỉnh trong vùng và phù hợp với cơ chế, chính sách phát triển vùng kinh tế. Thu hút FDI của Trung Quốc vào vùng kinh tế thành công là nhờ họ hướng ưu tiên vào lĩnh vực đột phá trong phát triển vùng kinh tế phù hợp với từng giai đoạn nhất định.

Kinh nghiệm thu hút FDI vào vùng Đông Nam Bộ cho thấy việc thu hút FDI chỉ dựa trên mục tiêu phát triển và thẩm quyền của các đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố mà không có mối liên kết trách nhiệm nào đối với việc triển khai quy hoạch phát triển vùng kinh tế sẽ dẫn đến giảm hiệu quả chung. Do thiếu một cơ chế phối hợp có tính chất vùng kinh tế hoặc liên vùng và chưa có sự phối hợp về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế trên quy mô vùng kinh tế, nên tuy số lượng dự án và quy mô vốn FDI vào vùng Đông Nam Bộ rất nhiều, nhưng tác động lan tỏa không như mong muốn, sự phân công, hợp tác trong Vùng chưa hợp lý.

Ba là, chính quyền trung ương và dịa phương phải chú ý tạo môi trường

ĐT và có hệ thống chính sách ĐT, nhất là chính sách miễn, giảm thuế, tiếp cận đất đai, lao động, tài nguyên phù hợp, coi đó là công cụ làm tăng thêm tính hấp dẫn và sự ổn định môi trường ĐT, tăng lợi nhuận kỳ vọng của nhà ĐT. Kinh nghiệm thành công của Trung Quốc là các chính sách khuyến

khích ĐT phải tuân thủ quy luật của kinh tế thị trường, cạnh tranh công bằng, ưu việt hóa môi trường ĐT, xóa bỏ chính sách "siêu đãi ngộ" đối với dự án FDI và dự án của DN nhà nước. Nhà nước Trung Quốc đã rất thành công trong khuyến khích phát triển ở các vùng kinh tế theo quan điểm và mục tiêu mà Nhà nước đã lựa chọn trong chiến lược, quy hoạch phát triển chung của quốc gia. Các chính sách miễn, giảm thuế được thiết kế hợp lý nhằm khuyến khích du nhập công nghệ cao vào các vùng kinh tế, khuyến khích NK nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ chuyển giao công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện sản xuất trong nước và góp phần cải thiện công nghệ hiện có của quốc gia. Trung Quốc cũng có những cơ chế, chính sách và những quy định hạn chế, kiểm soát đối với các dự án FDI liên quan đến chính trị, an ninh quốc gia, đến môi trường sinh thái, cũng như cân nhắc khi cho phép ĐTNN vào những ngành nghề giữ vị trí quan trọng trong từng vùng kinh tế và trong cả nước.

Bốn là, kinh nghiệm của Trung Quốc và vùng Đông Nam Bộ cho thấy,

cần mở rộng, đa dạng hóa các hình thức ĐTNN, các chủ thể ĐTNN để tận dụng thế mạnh của đối tượng này. Các hình thức FDI phải nhằm vào phục vụ mục tiêu chuyển từ thu hút ĐT theo kiểu "lôi kéo" các ngành, lĩnh vực kinh tế sang thu hút kỹ thuật, quản lý, nhân tài, chú trọng NK công nghệ, nâng cao năng lực tự chủ sáng tạo trong sử dụng ĐTNN. Sự thận trọng, cân nhắc của Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai đối với các dự án FDI có khả năng gây ô nhiễm cho thấy các tỉnh vùng Đông Nam Bộ đã bước đầu có sự phân định cơ cấu ĐTNN giữa các địa phương trong vùng. Nhờ đó, vùng này luôn duy trì được mật độ FDI cao.

Năm là, kinh nghiệm của vùng Đông Nam Bộ cho thấy, ngoài chính

sách ưu đãi chung của cả nước, sự năng động, dám nghĩ, dám làm của chính quyền địa phương giữ vai trò quan trọng trong thành công về thu hút FDI. Các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ luôn đi dầu về sáng kiến tranh thủ sự ủng hộ của nước ĐT, trong cải cách hành chính nhằm giảm chi phí cho nhà ĐTNN,

trong xây dựng các KCN tập trung…Chính vì thế, mặc dù các tỉnh trong vùng không có nhiều ưu thế về điều kiện tự nhiên, song quy mô thu hút FDI luôn đứng đầu cả nước.

Sáu là, sự lơ là về bảo vệ môi trường đã khiến cả Trung Quốc và Vùng

Đông Nam bộ phải trả giá. Ở Trung Quốc là mức độ ô nhiễm không khí, nước, đất rất cao. Hiện chưa có giải pháp hiệu quả khắc phục tình trạng ô nhiễm này khiến người dân ở nhiều vùng của Trung Quốc chịu ảnh hưởng nặng nề. Ở Đông nam Bộ, nhất là ở Bình Dương và Đồng Nai, mật độ các KCN quá dày, sự kiểm soát về tiêu chuẩn môi trường của các dự án chưa nghiêm ngặt dẫn đến ô nhiễm các dòng sông.

Bảy là, cả Trung Quốc và vùng Đông Nam bộ còn chưa có chính sách

phối hợp nội vùng chặt chẽ. Quy hoạch phát triển vùng còn do Trung ương áp đặt cho vùng mà thiếu sự tham gia hợp tác chủ động của các địa phương. Trong vùng Đông Nam bộ, các tỉnh mới phát huy tính cạnh tranh theo lợi thế, mà chưa đạt tới sự phối hợp trong phân bổ hợp lý các dự án FDI. Vì thế, cơ cấu ĐT vào các KCN ở các tỉnh còn khá giống nhau, chưa thể hiện sự liên kết sản xuất theo chuỗi. Do ách tắc về giao thông nội đô nên thành phố Hồ Chí Minh chưa phát huy vai trò trung tâm dịch vụ cho cả vùng, chưa trở thành trung tâm phối hợp có tiếng nói định hướng liên kết vùng.

Chương 3

Một phần của tài liệu LA sua lan cuoi 3.16 _1 (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w