theo vùng
Để đánh giá kết quả thu hút FDI, người ta sử dụng hệ thống các tiêu chí như sau:
Một là, quy mô, cơ cấu các dự án FDI. Tiêu chí này được đo bằng số
ngành nghề, nước ĐT, trình độ công nghệ,… của FDI. Cũng có thể đo bằng số tương đối, tức tỷ trọng của FDI trong tổng vốn ĐT, trong vốn ĐT theo ngành, lĩnh vực, tỷ trọng các dự án FDI trong tổng các dự án ĐT…
Hai là, tỷ trọng của FDI trong giá trị sản xuất theo vùng, theo ngành, trong cung cấp thu nhập, việc làm của dân cư, trong XK, NK, trong tổng vốn ĐT xã hội, trong thu NSNN. Tiêu chí này đo lường mức độ đóng góp của FDI vào thành quả chung; nó cũng có thể đo lường bằng cách so với các chủ ĐT khác. Ví dụ: Tỷ trọng FDI trong giá trị sản xuất (GTSX) công nghiệp trong vùng được tính bằng tỷ lệ GTSX do các DN FDI cung cấp/ Tổng GTSX của vùng hoặc theo ngành.
Ba là, đối tác ĐT vào vùng kinh tế. Chỉ tiêu này đo bằng số lượng các
nước có vốn ĐT vào vùng kinh tế có gắn với vị thế của các nước đó trong nền kinh tế thế giới để thấy được mức độ hấp dẫn của vùng kinh tế.
Bốn là, lợi ích nhận được từ FDI đến vùng. Chỉ tiêu này đo lường tác
động trực tiếp và gián tiếp của của FDI đối với phát triển vùng. Ví dụ, đống góp của FDI đối với tăng trưởng của vùng kinh tế, với thu nhập và việc làm của dân cư trong vùng, đối với cải thiện trình độ công nghệ của vùng, đối với xuất, nhập khẩu, nâng cấp kết cấu hạ tầng, liên kết của FDI với DN trong nước, các ngành mới xuất hiện nhờ FDI…
Năm là, các tác động không mong muốn của FDI. Chỉ tiêu này đo bằng
mức độ ảnh hưởng của FDI đến môi trường, đến tài nguyên khan hiếm, ….