Lợi thế của vùng Bắc Trung Bộ trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoà

Một phần của tài liệu LA sua lan cuoi 3.16 _1 (Trang 69 - 71)

NƯỚC NGOÀI VÀO VÙNG BẮC TRUNG BỘ

3.1. LỢI THẾ VÀ BẤT LỢI THẾ CỦA VÙNG BẮC TRUNG BỘ TRONGTHU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

Vùng Bắc Trung Bộ gồm có 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, là phần phía bắc của Trung Bộ Việt Nam, tọa lạc trên địa bàn từ Nam dãy núi Tam Điệp tới Bắc đèo Hải Vân. Phía Tây của Vùng là dãy núi Trường Sơn, giáp với nước CHDCND Lào, phía Bắc giáp với vùng Tây Bắc và Đồng bằng sông Hồng, phía Nam giáp vùng Duyên hải miền Trung và phía đông giáp biển. Diện tích tự nhiên toàn vùng hơn 52,5 nghìn km2 với số dân hơn 10,4 triệu người (năm 2014), mật độ dân số là 202 người/km2, trong đó hơn 6 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm gần 13% lực lượng lao động cả nước. Bắc Trung Bộ là vùng kinh tế được Chính phủ giao lập quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH.

3.1.1. Lợi thế của vùng Bắc Trung Bộ trong thu hút đầu tư trực tiếpnước ngoài nước ngoài

- Lợi thế về vị trí địa lý: Vùng Bắc Trung Bộ hội đủ các địa hình, thổ

nhưỡng của Việt Nam, gồm đồi núi, rừng xanh, đồng bằng, đất ven biển, đảo. -Lợi thế về khoáng sản: Bắc Trung Bộ có nhiều loại khoáng sản có trữ

lượng lớn sso với cả nước như quặng sắt (60%), thiếc (80%), thiếc (chiếm 80%), đá vôi (40%). Đặc biệt vùng Bắc Trung Bộ là nơi duy nhất có quặng cromit ở Việt Nam. Trong vùng có một số địa điểm tập trung mỏ khoáng sản có giá trị lớn như: mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh), mỏ cromit Cổ Định (Thanh Hóa), mỏ thiếc Quỳ Hợp (Nghệ An). Bắc Trung Bộ cũng là nơi cung cấp đá hoa cương và đá vôi với trữ lượng lên tới hàng tỷ tấn. Dầu mỏ, khí đốt ở thềm lục địa ven biển đang được thăm dò và có nhiều triển vọng.

- Lợi thế về lâm nghiệp: Hiện vùng Bắc Trung Bộ quản lý 3.436 ngàn

ha đất đồi núi, trong đó đất rừng là 1.633 ngàn ha, đất không rừng gần 1.600 ngàn ha. Bắc Trung Bộ được đánh giá là vùng có thế mạnh để phát triển lâm nghiệp với tổng trữ lượng gỗ đạt 124,737 triệu m3 và 1,5 triệu cây nứa, luồng, chiếm 17,9% trữ lượng gỗ và 25,4% trữ lượng tre nứa toàn quốc. Tài nguyên rừng của vùng chỉ đứng sau Tây Nguyên và hiện là nơi cung cấp phần lớn gỗ và lâm sản hàng hoá cho các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, đáp ứng một phần nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất gỗ ở nước ta.

- Lợi thế về kinh tế biển: Vùng Bắc Trung Bộ có bờ biển dài 670 km

với thềm lục địa rộng, nhiều tài nguyên, 23 cửa sông, trong đó có nhiều cửa sông lớn tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng bến cảng phục vụ vận tải, đánh bắt cá như: Nghi Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò, Cửa Hội (Nghệ An). Ước tính trữ lượng đánh bắt hàng năm khoảng 620.000 tấn cá, 2.750 tấn tôm, 5.000 tấn mực. Trong Vùng có nhiều nhiều đầm phá, nhiều tài nguyên biển, thuận lợi cho phát triển kinh tế biển tổng hợp.

- Lợi thế về giao thông: Vùng Bắc Trung Bộ nằm trên trục giao thông

Bắc Nam có cả đường sắt, đường bộ với nhiều đường ô tô chạy theo hướng Đông Tây (quốc lộ 7, 8, 9 và 29) nối Lào với Biển Đông. Trên địa bàn Vùng có hệ thống ba sân bay (Vinh, Đồng Hới, Phú Bài), nhiều bến cảng (Nghi Sơn, Cửa Lò, Cửa Hội, Cửa Gianh, Nhật Lệ, Cửa Việt, Thuận An...) rất thuận lợi cho mở rộng giao lưu kinh tế giữa các tỉnh trong vùng, với các vùng khác và nước ngoài, đặc biệt là với Lào, Đông Bắc Thái Lan, Mianma...

- Lợi thế về du lịch: Bắc Trung Bộ là nơi có nhiều bãi biển đẹp như

Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ, Cửa Tùng, Thuận An, Lăng Cô,.... Khu vực này còn có các vườn quốc gia như Bến En, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha - Kẻ Bàng, Bạch Mã. Trong Vùng cũng có nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú. Quá trình phát triển Vùng đã để lại nhiều hang động, di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc (trong đó có 144/1221 di tích đã xếp hạng) có giá trị

khoa học, nghệ thuật và du lịch cao. Ngoài ra, nhiều tỉnh trong vùng còn có các lễ hội truyền thống mang tính văn hoá dân tộc đặc sắc, là tài nguyên nhân văn để phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu LA sua lan cuoi 3.16 _1 (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w