Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoà

Một phần của tài liệu LA sua lan cuoi 3.16 _1 (Trang 32 - 33)

Có nhiều quan niệm khác nhau về FDI. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế, FDI là "Một khoản ĐT với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh thế thu được lợi ích lâu dài từ một DN đặt tại một nền kinh tế khác" [157]. Định nghĩa này nhấn mạnh khía cạnh hoạt động ĐT của FDI.

Theo UNCTAD: FDI bao gồm vốn được cung cấp (trực tiếp hoặc thông qua các công ty liên quan khác) bởi nhà ĐTNN cho các DN, hoặc vốn mà nhà ĐTNN nhận được từ DN mà họ ĐT ở nước ngoài. FDI gồm có ba bộ phận: vốn cổ phần, thu nhập tái ĐT và các khoản vay trong nội bộ công ty [180]. Định nghĩa này nhấn mạnh khía cạnh vốn ĐT ở nước ngoài của FDI.

Theo WTO, "FDI xảy ra khi một nhà ĐT từ một nước (nước chủ ĐT) có được một tài sản ở một nước khác (nước tiếp nhận ĐT) cùng với quyền quản lý tài sản đó" [186]. Trong định nghĩa này khía cạnh quản lý được nhấn mạnh.

Khoản 3, Điều 2, Luật ĐTNN tại Việt Nam năm 1987 xác định: "Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc DN 100% vốn nước ngoài " [66]. Định nghĩa này nêu khá toàn diện các dặc tính của FDI.

Kế thừa điểm hợp lý của các quan niệm nêu trên, trong luận án này đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu là sự di chuyển vốn, tài sản, công nghệ từ

nước ĐT sang nước tiếp nhận ĐT để thành lập hoặc kiểm soát DN nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận và lợi ích khác.

Như vậy, FDI là một quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài. Hai đặc điểm cơ bản của FDI là: i) Sự dịch chuyển vốn từ nước này sang nước khác; và ii) Chủ ĐT (pháp nhân, thể nhân) có quyền quản lý trực tiếp tài sản hình thành từ ĐT. Ngoài ra, FDI còn là hình thức ĐT dài hạn bằng cách thiết lập cơ sở SXKD.

Một phần của tài liệu LA sua lan cuoi 3.16 _1 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w