Sự chuẩn bị của cơ quan nhà nước, của dân cư, của doanh nghiệp trong nước còn nhiều bất cập đối với nhà đầu tư nước ngoà

Một phần của tài liệu LA sua lan cuoi 3.16 _1 (Trang 119 - 121)

nghiệp trong nước còn nhiều bất cập đối với nhà đầu tư nước ngoài

Bất kỳ nhà ĐTNN nào cũng cần môi trường ĐT với ba điều kiện: an toàn, lợi nhuận và phù hợp với chiến lược phát triển riêng của họ. Vì thế, họ cần sự hợp tác thật sự hiệu quả của chính quyền, sự hỗ trợ của đối tác và cần sự hợp tác của người lao động. Tuy nhiên, các thể chế hành chính và tài chính công ở 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ còn quá nhiều bất cập do còn tồn tại tính hai mặt vừa tập trung vừa phân tán của cơ chế quản lý. Chính phủ, thông qua Bộ Kế hoạch và Đầu tư với chân rết bên dưới là các ban quản lý KCN, khu kinh tế mong muốn kiểm soát các dự án ĐTNN theo một đường lối thống nhất. Nhưng do Bộ Kế hoạch và Đầu tư không có cơ chế chỉ đạo hành chính đối với các Ban quản lý các KCN, khu kinh tế nên phải vòng lên Thủ tướng chính phủ và chủ tịch tỉnh. Quy trình vòng vèo này tốn nhiều thời gian của các nhà ĐT. Trong khi đó, UBND tỉnh có quyền khá lớn đối với các Ban quản lý các KCN, khu kinh tế nhưng lại không chịu trách nhiệm về phát triển vùng nên có xu hướng điều hành các ban này theo lợi ích của tỉnh. Sự mâu thuẫn trong điều hành hành chính này đôi khi trở thành vật cản dự án FDI.

Nghiệp vụ quản lý thuần túy hành chính đối với thu hút FDI cũng còn một số bất hợp lý. Ví dụ, việc thẩm định, cấp giấy chứng nhận ĐT trong một

số trường hợp còn thiếu chặt chẽ, chưa tuân thủ đầy đủ quy hoạch và khả năng đáp ứng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội... do cán bộ thẩm định thiếu hiểu biết chuyên môn kỹ thuật. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc triển khai dự án FDI đòi hỏi cán bộ phải có trình độ, bản lĩnh và được bảo vệ thích đáng, những những yêu cầu này còn khá thiếu trong các cơ quan có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra.

Người lao động trong vùng còn thụ động ngồi chờ cơ hội việc làm tự đến với mình. Do đó, nhiều địa phương có dự án FDI nhưng người lao động được tuyển từ nơi khác, trong khi người thất nghiệp tại chỗ không ít. Tình trạng hiện nay là các dự án FDI, nếu muốn có đội ngũ nhân công chất lượng cao, buộc phải tự đào tạo ở trong nước và nước ngoài. Sau khi được đào tạo, nhiều người lao động khống gắn bó với DN đào tạo mình. Tình trạng nhảy việc khiến các DN FDI phiền lòng. Tình trạng phải tự đảm đương chi phí đào tạo đi đôi với rủi ro không giữ chân người lao động giỏi làm việc cho mình khiên các nhà ĐTNN ngần ngại đưa các dự án công nghệ cao vào Vùng. Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực trong vùng đã qua đào tạo, đặc biệt là công nhân kỹ thuật và kỹ sư, ngày càng rõ rệt, không chỉ xảy ra ở các khu kinh tế mới hình thành như Chân Mây, mà cả các khu kinh tế có nhiều dự án FDI như Nghi Sơn, Vũng Áng.

Doanh nghiệp trong nước cũng không tích cực chuẩn bị cơ hội để hợp tác, liên kết với các DN FDI. Vì thế, các DN FDI phải lựa chọn dự án tự NK đầu vào hoặc tự XK đầu ra, do thiếu các DN trong nước có thể tạo ra các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với họ. Điều bất lợi này khiến FDI ĐT vào vùng Bắc Trung Bộ không tạo được tác động lan tỏa thỏa đáng. Hơn nữa, khu vực FDI có xu hướng co cụm, tạo nên các ốc đảo trong Vùng, khiến lợi ích Vùng nhận được từ FDI giảm thấp.

Chương 4

Một phần của tài liệu LA sua lan cuoi 3.16 _1 (Trang 119 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w