Thiếu cơ chế phối hợp liên tỉnh trong thu hút FDI vào mục tiêu chung là phát triển vùng lãnh thổ một cách hiệu quả

Một phần của tài liệu LA sua lan cuoi 3.16 _1 (Trang 115 - 117)

Đến nay, Trung ương mới có chủ trương phân cấp thu thút FDI cho UBND tỉnh. Cơ chế quản lý vùng hầu như chưa có hiệu lực thực tế, ngoài các chính sách chung của cả nước. Dù Chính phủ đã có những định hướng phát triển cho từng vùng nhưng không có bộ máy và tài chính riêng để triển khai như một hệ thống hành động thống nhất. Các tỉnh hầu như chưa có sự phối

hợp về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế trên quy mô vùng. Quy hoạch vùng có đặt ra, nhưng việc việc thực thi quy hoạch đó chỉ dựa trên trách nhiệm và thẩm quyền của các đơn vị hành chính cấp tỉnh, không có mối liên kết trách nhiệm nào đối với việc triển khai quy hoạch phát triển vùng. Cơ chế quản lý ngành và quản lý vùng lãnh thổ Bắc Trung Bộ còn có nhiều vướng mắc trong vận hành. Ví dụ, khi tiến hành quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội cho thời kỳ 1996-2010, các tỉnh đã cố gắng tìm kiếm một cơ chế phối hợp giữa các địa phương và ngành, nhưng không có đầu mối đứng ra hỗ trợ, giúp đỡ. Trong hội nghị xúc tiến ĐT vào vùng Bắc Trung Bộ tổ chức ngày 17/10/2011, các tỉnh đều đặt ra vấn đề liên kết phối hợp giữa các các cơ quan chức năng của Nhà nước với các tỉnh và phối hợp giữa các tỉnh trong vùng tuy, nhưng cũng mới dừng ở ý tưởng, thiếu sự phân công trách nhiệm, thiếu kế hoạch và cơ chế hành động để tăng cường thu hút ĐT nói chung, FDI nói riêng vào vùng lãnh thổ này. Do thiếu cơ chế liên kết phối hợp trong vùng, nên việc quản lý phát triển của các tỉnh mới chỉ giới hạn trong tầm nhìn về lợi ích của tỉnh mình.

Việc mở rộng quyền quyết định cho các Ban quản lý các KCN, khu chế xuất, khu kinh tế đôi khi dẫn đến cạnh tranh không cần thiết giữa các ban này với nhau, dẫn đến các quyết định cấp giấy chứng nhận ĐT thiếu thận trọng. Chưa có tỉnh nào, khu kinh tế nào phát triển vượt trội để mở rộng ảnh hưởng, làm trung tâm điều phối tự nguyện cho Vùng. Chính vì thế, các chương trình thu hút FDI của các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ vẫn còn rời rạc, vừa tốn kém, vừa thiếu các công cụ có hiệu lực định hướng ưu tiên, xúc tiến ĐT, lựa chọn đối tác theo vùng. Do chưa có chương trình chung về thu hút ĐTNN vào vùng Bắc Trung Bộ, nên có nơi, có tỉnh đưa ra các ưu đãi rất cao cho những dự án FDI không thích hợp, cản trở địa phương khác đề ra chính sách ưu đãi hợp lý đối với dự án đó, mặc dù dự án FDI này phù hợp với địa phương. Trong vùng có quá nhiều khu kinh tế, KCN, nhưng không có sự tập trung,

không dành ưu tiên để phát triển nổi bật một số ít khu, tạo hiệu ứng chỉ đạo liên kết vùng. Ngược lại, tỉnh nào cũng cố gắng làm cho các khu kinh tế của mình trở nên hấp dẫn ở địa bàn tỉnh dẫn đến các khu kinh tế, KCN đều có tỷ lệ khai thác rất thấp. Một số tỉnh kém phát triển hơn như Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ an, trong khi có một số tỉnh như Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế lại "quá tải" khiến các tỉnh phát triển có xu hướng đi riêng, đi trước. Một số quy hoạch phát triển vùng bị đảo lộn do các tỉnh có quá nhiều cam kết với các nhà ĐTNN. Hiện tại, tỷ trọng FDI vào 3 tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Thừa Thiên - Huế chiếm 90,1% tổng vốn FDI vào vùng Bắc Trung Bộ, trong khi 3 tỉnh còn lại chỉ chiếm 9,9% (bảng 3.1).

Do thiếu chính sách, biện pháp phối hợp vùng cụ thể nên trong quá trình thu hút FDI, nhà ĐTNN đã dường như coi trọng ĐT để hướng vào khai thác lợi thế về nguồn lực và thị trường tỉnh, khai thác những ưu đãi khác biệt của từng tỉnh, hơn là vào các ngành, lĩnh vực phát triển huy sức mạnh tổng thể cả vùng.

Một phần của tài liệu LA sua lan cuoi 3.16 _1 (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w