thiện, xuất hiện nhiều dự án lớn
- Số dự án và tổng vốn FDI tăng nhanh
Bảng 3.1: Số dự án và vốn FDI đăng ký còn hiệu lực giai đoạn 2012-2014 (theo lũy kế tính đến ngày 31/12)
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số dự Số vốn Số dự Số vốn Số dự Số vốn
đăng ký đăng ký đăng ký
án án án
(triệu USD) (triệu USD) (triệu USD)
Toàn vùng 211 19.191,80 235 24.692,10 272 24.994,66 Chia ra Thanh Hóa 44 7.150,20 47 10.084,90 56 10.276,04 Nghệ An 33 1.543,70 38 1.569,50 41 1.580,50 Hà Tĩnh 46 8.447,10 52 10.661,70 59 10.653,86 Quảng Bình 5 34,80 6 34,80 13 94,13 Quảng Trị 16 67,70 18 80,20 20 84,69 Thừa Thiên-Huế 67 1.948,30 74 2.261,00 83 2.305,44 Nguồn: [96].
Tính đến hết tháng 12/2014, toàn vùng Bắc Trung Bộ đã thu hút được 272 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng số vốn ĐT đăng ký đạt gần 25 tỷ USD. Trong các dự án còn hiệu lực, số vốn đã giải ngân và đang hoạt động đạt gần 7,6 tỷ USD, chiếm 30,4% vốn đăng ký. Bảng 3.2 và bảng 3.3 cho thấy, số DN FDI hoạt động tại Bắc Trung Bộ sau 7 năm đã tăng lên gấp gần 7 lần, số vốn đã đi vào hoạt động tăng gấp 23,6 lần [96].
Nguồn vốn FDI đã góp phần khắc phục tình trạng thiếu vốn ĐT, nâng cao năng lực hệ thống kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các tỉnh trong vùng.
Bảng 3.2: Số doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại thời điểm 31/12 hàng năm ở vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2007-2014
Đơn vị tính: DN
Số doanh nghiệp
Địa phương 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Toàn vùng 39 55 65 82 127 211 241 272
Chia ra FDI tại các t ỉnh trong vùng:
Thanh Hóa 10 13 15 18 30 44 48 56 Nghệ An 7 10 13 18 27 33 38 41 Hà Tĩnh 3 4 7 18 39 46 57 59 Quảng Bình 1 1 1 2 2 5 6 13 Quảng Trị 3 6 7 5 5 16 18 20 Thừa Thiên-Huế 15 21 22 21 24 67 74 83 Nguồn: [95, tr.185; 96].
Tỷ trọng thu hút FDI của vùng Bắc Trung Bộ từ chỗ chỉ chiếm 0,8% vào năm 2007 so với lượng thu hút FDI chung của cả nước cùng thời kỳ, đã được tăng lên đạt mức 1,6% vào năm 2014; tỷ trọng vốn tăng từ 0,7% lên 10,4%, với nhiều dự án lớn [93; 94].
Bảng 3.3 phản ánh kết quả thực tế thu hút FDI giai đoạn 2007-2014 của vùng và từng tỉnh. Tỉnh Hà Tĩnh thu hút lượng vốn FDI từ chỗ mới đạt 0,5 triệu
USD vào năm 2007, đã tăng lên 2.932,52 triệu USD vào năm 2014, mức tăng gấp hơn 5,8 nghìn lần sau 7 năm; tỉnh Thanh Hóa tăng từ 301,1 triệu USD vào năm 2007, sau 7 năm đã đạt mức 3.624,81 triệu USD, tức là tăng lên gấp 12 lần.
Bảng 3.2 và bảng 3.3 còn cho thấy Thừa Thiên - Huế, Hà Tĩnh và Thanh Hóa là ba tỉnh có nhiều DN FDI nhất, mức tăng về số DN của ba tỉnh này trong 7 năm qua lần lượt là: 16,6 lần; 21,3 lần và 5,7 lần; mức tăng về vốn lần lượt là: 45,7 lần; 5.996 lần và 12,0 lần. Hình 3.2 mô tả kết quả gia tăng của lượng vốn FDI ĐT vào vùng Bắc Trung Bộ theo thời gian như đã đánh giá ở trên.
Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại thời điểm 31/12 hàng năm ở vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2007-2014 (%)
Hình 3.1 thể hiện mức tăng trưởng DN FDI giai đoạn 2007-2014 chung của toàn vùng Bắc Trung Bộ (H.1) và mức tăng riêng của từng tỉnh trong vùng (H.2), trong đó Hà Tĩnh, Thanh Hóa và Thừa Thiên - Huế là ba tỉnh có mức tăng trưởng tương đối ổn định.
Bảng 3.3: Lượng vốn FDI lũy kế đến ngày 31/12 ở vùng Bắc Trung Bộ đang hoạt động giai đoạn 2007-2014
Đơn vị tính: triệu USD
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Toàn vùng 321,6 721,2 931,2 1.324,6 1.604,8 4.144,65 7.233,86 7.598,43
Chia ra FDI tại các tỉnh trong vùng
Thanh Hóa 301,1 391,8 505,3 754,4 597,5 518,96 3443,16 3624,81 Nghệ An 5,3 84,9 88,3 108,2 522,7 249,27 272,4 316,9 Hà Tĩnh 0,5 7,3 21,2 90,0 84,9 2840,7 2890,3 2932,52 Quảng Bình 0,7 11,3 8,6 19,0 33,8 26,22 26,3 73,6 Quảng Trị 0.7 10,5 12,0 10,0 9,3 25,21 37,7 42,2 Thừa 13,3 215,4 295,8 343,0 356,6 484,29 564 608,4 Thiên-Huế Nguồn: [95, tr.165; 184; 96].
Hình 3.2: Mức tăng trưởng vốn FDI tại vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2007-2014 (%)
- Đối tác ĐT phong phú hơn
Hiện nay đã có 21 quốc gia và vùng lãnh thổ ĐT vào vùng Bắc Trung Bộ. Dẫn đầu là Đài Loan với 41 dự án, tổng vốn đăng ký 10,5 tỷ USD, chiếm 46,5% tổng vốn ĐT đăng ký. Đứng thứ 2 là Nhật Bản với 9 dự án, tổng vốn đăng ký gần 10 tỷ USD, chiếm 44,2% tổng vốn ĐT đăng ký. Singapore đứng thứ ba với 5 dự án, tổng vốn đăng ký gần 1,2 tỷ USD, chiếm 5,3 % tổng vốn ĐT đăng ký, Trung Quốc (6 dự án với 274,3 triệu USD), Hàn Quốc (8 dự án với 153 triệu USD). Tiếp theo là BritishVirginIslands với 6 dự án, số vốn đăng ký 318 triệu USD. Còn lại là các quốc gia và vùng lãnh thổ khác.
- Các lĩnh vực thu hút FDI được mở rộng
Hình 3.3: FDI vào vùng Bắc Trung Bộ phân theo lĩnh vực năm 2014
Nguồn: [96].
FDI đã ĐT vào 14 ngành lĩnh vực. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà ĐTNN với 87 dự án ĐT đăng ký mới và 32 lượt dự án tăng vốn, với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm gần 4,2 tỷ USD, chiếm 54,7% tổng vốn ĐT đang hoạt động. Lĩnh vực kinh doanh bán buôn, bán lẻ, sửa chữa đứng thứ hai với 49 dự án đăng ký đã đưa vào hoạt động với tổng vốn ĐT 623,1 triệu USD, chiếm 8,2% tổng vốn ĐT. Đứng thứ 3 là lĩnh vực bất động sản với 46 dự án ĐT, tổng vốn ĐT đang hoạt động là 395,1 triệu USD (hình 3.3). Số dự án ĐT vào công
nghiệp tuy không nhiều nhưng lại có vốn ĐT lớn. Ví dụ, dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) có đăng ký vốn ĐT 9 tỷ USD của nhà ĐT Nhật Bản; dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương do Tập đoàn Formosa (Đài Loan) ĐT với tổng mức ĐT giai đoạn 1 là 10 tỷ USD. Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2 công suất 1.200 MW vốn ĐT 2,4 tỷ USD do Tập đoàn Mitsubisi Nhật Bản làm cổ đông chính đang hoàn thiện thủ tục để khởi công…[38].
- Vốn FDI thực hiện đã tăng nhanh trong các năm gần đây
Giai đoạn năm 2007-2014 vốn FDI thực hiện đã đưa vào hoạt động đạt 7,6 tỷ USD, tương đương 161.436,2 tỷ VND chiếm 28,1% tổng vốn ĐT toàn vùng (giai đoạn 1988-2000, vốn FDI thực hiện mới đạt 552,5 triệu USD, tương đương 8.591,3 tỷ VND, chiếm 22,4% tổng vốn ĐT của vùng, giai đoạn 2001 - 2006 tăng lên 1.230,8 tỷ USD, tương đương 22.744,0 tỷ VND chiếm 25,4% tổng vốn ĐT toàn vùng).
- Hầu hết các địa phương đều có số dự án và vốn FDI tăng lên
Thừa Thiên - Huế, Hà Tĩnh và Thanh Hóa là 3 tỉnh có nhiều dự án FDI hơn so với các tỉnh khác trong vùng Bắc Trung Bộ. Thứ nhất là tỉnh Thừa Thiên - Huế. Tính đến hết tháng 12/2014, toàn tỉnh đã có 83 dự án FDI với tổng vốn ĐT đăng ký hơn 2,3 tỷ USD, đứng thứ 24/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó, tổng vốn ĐT đã thực hiện là 608,4 triệu USD, chiếm 27,1% tổng vốn ĐT đăng ký. Đã có 21 quốc gia và vùng lãnh thổ ĐT vào tỉnh này, dẫn đầu là Singapore với 5 dự án, tổng vốn đăng ký 1,17 tỷ USD, chiếm 51% tổng vốn ĐT đăng ký. Đứng thứ 2 là British VirginIslands với 6 dự án, số vốn đăng ký đạt 318 triệu USD chiếm 13,8% vốn đăng ký. Trung Quốc đứng thứ 3 với 6 dự án với tổng vốn đăng ký 274,3 triệu USD chiếm 11,9% về vốn đăng ký. Tiếp theo là Đan Mạch với 4 dự án, số vốn đăng ký 113 triệu USD. Còn lại là các quốc gia và vùng lãnh thổ khác [76].
Vốn FDI trên địa bản tỉnh Thừa Thiên - Huế tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nghệ thuật vui chơi và giải trí với 2 dự án, tổng vốn đăng ký là 879,8
triệu USD, chiếm 2,4% về số dự án và 38,1% về vốn đăng ký. Lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống đứng thứ 2 với 10 dự án với tổng vốn đăng ký 563,7 triệu USD, chiếm 24,4% về vốn đăng ký. Tiếp đến là lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo với 34 dự án, tổng vốn đăng ký là 552,9 triệu USD, chiếm 24% tổng vốn ĐT đăng ký. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản có 4 dự án với tổng số vốn là 156,8 triệu USD, còn lại thuộc các ngành lĩnh vực khác. Các dự án FDI trên địa bàn Thừa Thiên - Huế được ĐT tập trung chủ yếu vào hình thức 100% vốn nước ngoài với 56 dự án với tổng số vốn là 1,86 tỷ USD chiếm 68,2% số dự án và 81% tổng vốn ĐT. Hình thức liên doanh có 24 dự án, tổng vốn ĐT đăng ký là 434,9 triệu USD, chiếm 18,8% tổng vốn ĐT đăng ký. Còn lại là 2 dự án thuộc hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh [76].
Tỉnh đứng thứ hai trong vùng về thu hút được nhiều dự án FDI là Hà Tĩnh. Toàn tỉnh hiện có 59 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn ĐT đăng ký 16,5 tỷ USD, đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước với trên 220 DN được cấp chứng nhận kinh doanh tính đến cuối năm 2014. Bình quân vốn ĐT của 1 dự án là 200,24 triệu USD, cao hơn bình quân chung của 1 dự án có vốn ĐTNN vào Việt Nam. Tuy thu hút số dự án FDI thấp hơn so với tỉnh Thừa Thiên - Huế (ở mức 64 DN), nhưng số vốn thực hiện của tỉnh Hà Tĩnh lại cao gấp 4,8 lần ở mức hơn 2,9 tỷ USD. Hà tĩnh là tỉnh dẫn đầu vùng Bắc Trung Bộ trong thu hút vốn FDI. Riêng năm 2014, đã thu hút được 42,2 triệu USD với 7 dự án FDI từ 12 nước và vùng lãnh thổ ĐT [30]. Vốn FDI vào Hà Tĩnh tập trung chủ yếu các lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo: 17 dự án, tổng vốn đăng ký 10,123 triệu USD, chiếm 32,07% về số dự án và 95,4% về vốn đăng ký. Một số ít dự án còn lại thuộc các lĩnh vực xây dựng, dịch vụ lưu trú, ăn uống, kinh doanh bất động sản, nông lâm nghiệp, kho bãi, bán buôn, bán lẻ, sửa chữa...
Có 3 dự án lớn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, gồm: Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, tổng vốn ĐT đăng ký gần 10 tỷ USD do nhà ĐT Đài Loan ĐT với mục tiêu luyện kim, sản xuất, mua bán xuất NK
gang thép, kinh doanh cảng sản xuất sản phẩm từ xỉ lò, xi măng, sản phẩm thép; Công ty TNHH 2 thành viên Human City (khách sạn 5 sao và cao ốc văn phòng), tổng vốn ĐT 78,6 triệu USD nhà ĐT Hàn Quốc với mục tiêu kinh doanh khách sạn, chung cư, văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại, du lịch, nghỉ ngơi; và Công ty TNHH quốc tế Polaris Kty Vietnam, tổng vốn ĐT 70 triệu USD nhà ĐT Đài Loan ĐT với mục tiêu xây dựng nhà hàng khách sạn, nhà ở công nhân, khu vui chơi giải trí.
Thanh Hóa là tỉnh đứng thứ ba trong vùng. Tính đến hết tháng 12/2014, đã có 56 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn ĐT đăng ký 16 tỷ USD, đứng thứ 8/63 tỉnh, thành phố trong cả nước (nếu tính cả dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 2 với số vốn 2,3 tỷ USD - đã ký hợp đồng BOT khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư thì sẽ đứng thứ 7). Quy mô bình quân của một dự án FDI của Thanh Hóa đạt khoảng 205 triệu USD, cao hơn rất nhiều so với quy mô bình quân trên 1 dự án của cả nước (16 triệu USD/1 dự án). Tuy là tỉnh đứng thứ ba trong 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ về số dự án (57 dự án), nhưng quy mô thu hút vốn FDI lại đứng thứ nhất với hơn 3,6 tỷ USD, chiếm 47,4% tổng vốn FDI thực hiện trong vùng Bắc Trung Bộ [44]. Năm 2015, Thanh Hóa là tỉnh thu hút nhiều vốn ĐT từ Nhật Bản nhất với tổng vốn đăng ký quý 1/2015 là 9,68 tỷ USD, chiếm 26% tổng vốn ĐT của nước này vào Việt Nam trong cùng thời kỳ. Vốn FDI của Thanh Hóa tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 43 dự án, tổng vốn đăng ký là 10,05 tỷ USD, chiếm 86% về số dự án và 98,95% về vốn đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản; bán buôn, bán lẻ, sửa chữa; sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa và lĩnh vực hoạt động chuyên môn và khoa học công nghệ.