Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo việc làm, thu nhập, tăng thu cho ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu LA sua lan cuoi 3.16 _1 (Trang 105 - 107)

cho ngân sách nhà nước

- FDI tạo nhiều việc làm, góp phần đào tạo nghề cho dân cư trong vùng Đến nay, tại vùng Bắc Trung Bộ, khu vực FDI tạo ra trên 300 nghìn lao động trực tiếp và khoảng 450-500 nghìn lao động gián tiếp, có tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH. Riêng tỉnh Thừa Thiên Huế tính đến tháng 9/2014, khu vực FDI đã giải quyết việc làm trực tiếp cho 14.700 lao động là người địa phương.

Tại tỉnh Hà Tĩnh, năm 2013 khu vực FDI đã tạo việc làm trực tiếp cho hơn 16.000 lao động. Năm 2014, các DN FDI đã cùng với các DN và cơ sở kinh tế nội địa giải quyết việc làm cho gần 70.000 lao động. Theo báo cáo của Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh, tính đến 9/4/2015, tổng số lao động tại Khu kinh tế Vũng Áng là 33.738 người, trong đó, lao động Việt Nam 27.786 người. Lao động thuộc Dự án Formosa có 26.845 người, trong đó lao động Việt Nam 21.013 người [94].

Tại tỉnh Thanh Hóa, tổng số công nhân tính đến tháng 12/2014 đang làm việc ở 14 DN FDI là 62.737 người, tăng 1.619 công nhân so với kỳ trước.

Việc tuyển mới lao động ở các DN FDI thực hiện đúng quy định. Các DN FDI chi trả đầy đủ tiền công, các khoản hỗ trợ và phúc lợi xã hội cho

công nhân với mức bình quân 3-5 triệu đồng/người/tháng. Các DN FDI cũng nghiêm chỉnh thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn và các chế độ phúc lợi khác cho người lao động. Chẳng hạn, ở tỉnh Thanh Hóa đã có 80,5% tổng số người lao động (50.515 người) đang làm việc tại các DN FDI được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp [100].

Các DN FDI tích cực đào tạo nhân lực quản lý, vận hành. Nhờ đó đã góp phần hình thành một đội ngũ cán bộ, công nhân có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao. Đối với một số khâu chủ yếu của dây chuyền công nghệ đặc thù, lao động Việt Nam sau khi được tuyển dụng, đều được đưa đi bồi dưỡng kỹ thuật và tay nghề tại các công ty mẹ ở nước ngoài. DN FDI đang được xem là tiên phong trong việc đào tạo tại chỗ và đào tạo bên ngoài, nâng cao trình độ của công nhân, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý, do đó đã tạo ra một bộ phận người lao động có năng lực quản lý, trình độ khoa học, công nghệ đủ sức thay thế chuyên gia nước ngoài. Đến nay, tại khu vực FDI hầu hết đều sử dụng công nghệ tiên tiến và đội ngũ công nhân có tay nghề cao. Ngoài ra, FDI còn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng lao động thông qua hiệu ứng lan tỏa khuyến khích người lao động trong vùng tham gia đào tạo tay nghề, cập nhật kỹ năng lao động cho DN cung ứng và mua hàng của DN FDI.

- Đóng góp vào nguồn thu ngân sách

Đóng góp của khu vực FDI vùng Bắc Trung Bộ vào NSNN ngày càng tăng. Bảng 3.4 cho thấy khoản thu thuế tại các DN FDI vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2007-2014: đạt mức thu từ 780,6 tỷ đồng năm 2007 lên 2.815,9 tỷ đồng năm 2014, gấp hơn 3,6 lần.

Năm 2012, nộp NSNN của khu vực FDI của vùng Bắc Trung Bộ là 1.367,4 tỷ VND, chiếm 7,8% tổng thu NSNN của vùng. Năm 2013, riêng tỉnh Thanh Hóa, thu NSNN của khu vực DN FDI là FDI 680 tỷ đồng, chiếm 8,9% tổng thu NSNN toàn tỉnh, tăng 22,1% so với cùng kỳ. Tính đến tháng 9/2014,

nộp NSNN các DN FDI ở tỉnh Thừa Thiên Huế 1.350 tỷ đồng (khoảng 68 triệu USD), tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó Công ty TTHH Bia Huế (thuộc Tập đoàn Carlsberg - Đan Mạch) tăng 15%. Tỉnh Hà Tĩnh, năm 2014 thu thuế từ DN FDI đạt 428,5 tỷ đồng, gấp 2,3 lần số thu năm 2013, bằng 176% kế hoạch của tỉnh và 254% kế hoạch Trung ương giao [19].

Bảng 3.4: Thuế đã nộp trong năm của các doanh nghiệp FDI vùng Bắc Trung Bộ (2007-2014) Đơn vị tính: Tỷ đồng Tỉnh 2007 2008 2009 2010 2011 2012* 2013* 2014* Toàn vùng 780,6 1.044,1 1.139,7 1.274,5 1.188,7 1.367,4 2.033,4 2.815,9 Thanh Hóa 152,8 271,6 243,7 234,1 235,6 280,5 680,5 768,9 Nghệ An 37,1 36,4 45,8 63,1 98,2 104,8 223,1 241,2 Hà Tĩnh 0,2 1,8 -2,1 2,3 56,5 73,5 186,3 428,5 Quảng Bình 3,1 6,6 3,3 0,16 0,2 0,4 1,1 1,2 Quảng Trị 0,14 0,2 0,5 0,8 12,4 20,1 24,2 26,1

Thừa Thiên Huế 587,0 727,5 848,5 974,1 785,9 888,1 918,2 1.350,0

Nguồn: [95, tr.248, 246-247; 96].

(*) Số liệu các năm 2012-2014 là tổng hợp của tác giả qua các con số trên thông tin.

Một phần của tài liệu LA sua lan cuoi 3.16 _1 (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w