Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển vùng kinh tế của Trung Quốc

Một phần của tài liệu LA sua lan cuoi 3.16 _1 (Trang 57 - 62)

triển vùng kinh tế của Trung Quốc

Từ thập kỷ 80, Trung Quốc đã có trong danh sách 10 nước đang phát triển đứng đầu thế giới về thu hút FDI. Đặc biệt, trong những năm cuối thế kỷ XX, với lượng FDI tiếp nhận trung bình mỗi năm khoảng gần 50 tỷ USD, Trung Quốc đã trở thành nước thu hút FDI nhiều nhất Châu Á và là một trong 5 nước thu hút được nhiều FDI nhất thế giới. Trong hai thập kỷ gần đây, hàng năm Trung Quốc thu hút khoảng 87 tỷ USD/năm, chiếm xấp xỉ 6% tổng FDI toàn cầu [29].

Có được kết quả khả quan như vậy là do Trung Quốc vừa có nhiều lợi thế thu hút FDI, vừa có chính sách thu hút theo vùng kinh tế rất hấp dẫn. Vào năm 1980, Trung Quốc đã triển khai xây dựng bốn Đặc khu kinh tế ven biển phía Bắc là Thâm Quyến, Chu Hải, Hạ Môn và Sán Đầu nhằm tạo ra các vùng kinh tế có nhiều ưu đãi thu hút FDI. Thành công vang dội của 4 Đặc khu này đã thúc đẩy Nhà nước Trung Quốc tiếp tục xây dựng Đặc khu kinh tế ở 14 tỉnh vùng ven biển và Đảo Hải Nam vào năm 1984.

Năm 1985, Nhà nước Trung Quốc xây dựng ba vùng "tam giác phát triển" là đồng bằng sông Dương Trạch, đồng bằng sông Ngọc ở Quảng Đông và vùng Mẫn Nam ở Phúc Kiến để mở cửa đón các nhà ĐTNN. Năm 1988, đảo Hải Nam trở thành Đặc khu kinh tế thứ 15 và lớn nhất ở Trung Quốc. Đến 1990, các Đặc khu kinh tế đã được mở rộng đến vùng đất mới Phố Đông ở Thượng Hải.

Từ năm 1986 đến trước cuộc khủng hoảng 1997-1998 ở các nước châu Á, nhờ những chính sách khuyến khích ĐTNN hấp dẫn, nhờ cải cách thủ tục thẩm định các dự án liên doanh được đơn giản hoá, tổng số vốn FDI thực sự ĐT vào Trung Quốc tăng nhanh (vốn FDI đăng ký tăng bình quân 46% năm

trong giai đoạn 1986-1999. Đặc biệt trong 3 năm 1991 - 1993 đạt tốc độ tăng cao nhất, với tổng số vốn là 182.593 triệu USD. Từ năm 1993 đến 2005, khối lượng thu hút vốn FDI của Trung Quốc đứng thứ 2, sau Hoa Kỳ. Trong suốt giai đoạn 1997 - 1998, số vốn FDI lũy kế thực sự ĐT vào Trung Quốc xấp xỉ 255 tỷ USD, đạt tỷ lệ 45% so với tổng số vốn FDI đăng ký.

Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á diễn ra vào cuối 1997 đầu 1998 đã có tác động xấu đến nền kinh tế Trung Quốc. Năm 1999, theo UNCTAD số vốn FDI thực hiện ở Trung Quốc giảm chỉ còn 32,1 tỷ USD, giảm 17% so với năm trước. Nguyên nhân sụt giảm FDI mới chủ yếu là dịch chuyển luồng FDI vào các nước phát triển bằng cách gia tăng các các vụ sát nhập và mua lại của công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia. Hơn nữa, sau nhiều năm FDI đổ vào Trung Quốc, ở nước này đã xuất hiện trạng thái bão hòa công suất sản xuất hàng hoá tiêu dùng.

Nhằm chặn lại đà giảm sút của dòng vốn FDI, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt các chính sách ưu đãi mới, tích cực cải thiện môi trường ĐT hơn nữa. Chính phủ thực hiện miễn thuế NK và thuế giá trị gia tăng cho các thiết bị sản xuất NK, đồng thời đưa ra một danh mục các ngành bổ sung vào danh mục khuyến khích ĐTNN. Nhà ĐTNN được khuyến khích lập các công ty buôn bán với nước ngoài ở miền Trung, miền Tây và các thành phố vùng Duyên hải. Ngoài ra, Trung Quốc còn thông qua danh mục khuyến khích ĐT, giảm thuế thu nhập cho các công ty nước ngoài ĐT ở những khu vực nội địa kém phát triển với mức từ 33% xuống còn 15% (từ 1/1/1998). Tháng 3/1999, Trung Quốc mở thêm một số lĩnh vực mà trước đây người nước ngoài không được ĐT như: viễn thông, bảo hiểm. Chính phủ đưa ra nhiều biện pháp xóa bỏ các khoản chi phí bất hợp lý và bảo đảm khoản thu hợp pháp của DN như: cấm hoàn toàn các hoạt động thanh tra trái phép, thu lệ phí không hợp pháp, áp đặt thuế và xử phạt vô cớ. Nếu như trước kia muốn có được một dự án ĐT cần phải có 70 con dấu thì đến năm 2000 chỉ cần một con

dấu của cơ quan có thẩm quyền cao nhất. Ngoài ra, Trung Quốc còn mở rộng quyền hạn cho từng địa phương, giao cho các nhà chức trách tỉnh, thành phố quyền phê chuẩn những dự án ĐT dưới 30 triệu USD. Nhà nước khuyến khích các công ty đa quốc gia ĐT vào các lĩnh vực khác nhau trên lãnh thổ Trung Quốc, nhất là lĩnh vực công nghệ cao, khuyến khích các công ty này mở rộng các dây chuyền sử dụng và nâng cấp kỹ thuật theo chiều dọc. Chính quyền cũng thúc đẩy các công ty vừa và nhỏ trong nước sản xuất các phụ tùng, linh kiện cung cấp cho các DN có vốn nước ngoài. Sau hàng loạt những cố gắng, nỗ lực của Chính phủ đối với việc cải cách các cơ chế và môi trường ĐT, từ năm 2000 lượng vốn FDI đổ vào Trung Quốc phục hồi trở lại và đạt mức trên 42 tỷ USD [44, tr.102].

Sau khi đã chính thức gia nhập WTO, Trung Quốc công bố một số bản danh sách mới về các dự án kêu gọi ĐTNN bao gồm 371 lĩnh vực, chỉ còn 34 lĩnh vực không cho phép ĐTNN. Riêng thành phố Bắc Kinh thực hiện mở cửa hoàn toàn với 262 lĩnh vực kinh tế cho tất cả các nhà ĐTNN. Trước khi gia nhập WTO, con số này chỉ là 186 lĩnh vực. Số lĩnh vực hạn chế ĐTNN trong cả nước từ 112 giảm xuống còn 75. Tháng 4/2002, Hội đồng Nhà nước đã phê chuẩn Luật ĐT sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/4/2002. Sự kiện này đã mở ra một tương lai sáng sủa cho việc thu hút FDI ở Trung Quốc. Hiện có tới hơn 400 trong số 500 tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu thế giới đã ĐT trực tiếp vào Trung Quốc, trong đó có 17 trong số 20 công ty lớn nhất của Nhật Bản, 9 trong số 10 công ty lớn nhất của Đức cùng các công ty nổi tiếng của Mỹ. Số các công ty lớn còn lại đều trong quá trình phân tích, đánh giá tìm kiếm dự án ĐT vào quốc gia này [44, tr.102].

Các nhà nghiên cứu đã thống nhất nhận định cho ràng, sự gia tăng ĐT của các tập đoàn xuyên quốc gia vào Trung Quốc đã giúp nước này duy trì khu vực FDI có quy mô lớn và chất lượng cao hơn hẳn so với thập kỷ 80. FDI đóng góp ngày càng nhiều vào tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, góp phần

nâng cao vị thế quốc tế của ngành chế tạo Trung Quốc, thúc đẩy tiến bộ về kỹ thuật, công nghệ, cải thiện việc quản lý kinh doanh của các DN Trung Quốc, mở rộng việc làm cho người lao động, thúc đẩy mở cửa đối ngoại, đẩy nhanh nhịp độ thị trường hoá, phát huy vai trò tích cực trong việc thiết lập và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường ở Trung Quốc [44, tr.102].

Sở dĩ có được những thành công như trên, là do Trung Quốc đã chuyển hướng thu hút FDI từ lượng sang chất, chú ý thu hút FDI theo vùng, với các chủ trương: (i) Thu hút FDI nhằm mục tiêu tổng hợp như: ngoài vốn còn hướng đến du nhập hàm lượng kỹ thuật, giảm tiêu hao năng lượng, tăng bảo vệ môi trường, tạo việc làm mới; (ii) Chuyển từ thu hút ĐT theo hướng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tổng thể sang ưu tiên thu hút kỹ thuật, nhân tài quản lý nhằm nâng cao năng lực tự chủ, sáng tạo trong nước, khuyến khích NK kỹ thuật cao; (iii) Khuyến khích FDI vào lĩnh vực nông nghiệp, ngành kỹ thuật cao, xây dựng cơ sở hạ tầng, ngành bảo vệ môi trường và ngành dịch vụ…; (iv) Từng bước hình thành hệ thống chính sách ĐT thống nhất cho cả DN FDI và DN trong nước, tạo môi trường cạnh tranh công bằng, tăng độ hấp dẫn của thể chế, gảm bớt chính sách ưu đãi cho DN FDI; (v) Tăng cường kiểm tra và giám sát việc công ty nước ngoài mua lại những DN trọng điểm thuộc các ngành nhạy cảm của Trung Quốc, giám sát chặt chẽ những vấn đề khác liên quan đến an ninh kinh tế quốc gia; (vi) Ban hành Luật Chống độc quyền, chú trọng chống độc quyền; (vii) Tăng cường quản lý, giám sát thuế, phòng ngừa DN FDI thông qua định giá chuyển dịch tài sản, chuyển lợi nhuận phi pháp ra ngoài; (viii) Xây dựng cơ chế định giá tài sản DN hợp lý, phù hợp với yêu cầu của thông lệ quốc tế, phòng tránh tổn thất do nhà ĐTNN thông qua mua lại công ty trong nước thu lợi lớn; (ix) Khuyến khích công ty xuyên quốc gia triển khai ĐT vào lĩnh vực xây dựng trung tâm nghiên cứu phát triển tại Trung Quốc, chuyển hướng ĐT từ gia công đơn giản, lắp ráp trình độ thấp sang lĩnh vực nghiên

cứu phát triển, thiết kế công nghệ mũi nhọn và phát triển ngành lưu thông hiện đại; (x) Nâng cao chất lượng và trình độ, mở rộng quy mô ĐTNN vào các vùng khó khăn ở miền Trung, miền Tây và khu vực công nghiệp cũ vùng Đông Bắc, thúc đẩy phát triển hài hòa kinh tế giữa các khu vực. Ban hành và thực hiện chính sách ưu đãi, khuyến khích DN nước ngoài ĐT xây dựng cơ sở hạ tầng và môi trường sinh thái ở 3 vùng này; (xi) Giảm bớt thủ tục hành chính, nâng cao hiệu suất hoạt động của ngành Hải quan, tăng cường xây dựng hệ thống tổ chức tín dụng xã hội, tạo môi trường ưu đãi cho các nhà ĐTNN bỏ vốn vào hệ thống tổ chức tín dụng xã hội [29].

Chính phủ Trung Quốc nhấn mạnh rằng, chính quyền địa phương trong vùng có nghĩa vụ phải hợp tác mạnh với nhau thông qua các kênh như thương mại, tuyên truyền, phổ biến xúc tiến ĐT, hợp tác về chính sách. Chính phủ mong muốn tạo ra hiệu ứng thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương trong vùng nhằm thu hút FDI. Chính phủ Trung Quốc đã hướng nguồn FDI vào từng vùng lãnh thổ thông qua chính sách ưu tiên phát triển riêng biệt. Trong những năm 80, hướng ưu tiên phát triển FDI tập trung vào các thành phố Duyên hải. Từ thập kỷ 90 đến nay, hướng ưu tiên vào các thành phố ven sông, ven biên giới và trong nội địa, nhất là vào miền Tây và miền Trung của Trung Quốc. Biện pháp và chính sách chủ yếu mà Chính phủ Trung Quốc áp dụng là xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đi trước, mở rộng quyền quyết định ĐT cho chính quyền địa phương. Để khuyến khích FDI vào miền Trung và miền Tây, Trung Quốc đã cho phép các tỉnh vùng sâu, vùng xa, các khu tự trị được phê chuẩn các dự án nước ngoài với tổng ĐT lên tới 30 triệu USD (mức cũ là 10 triệu USD); cho phép giảm thuế thu nhập từ mức 33% xuống còn 15% - ngang bằng mức thuế dành cho các DN ở các đặc khu kinh tế. Trung Quốc đặc biệt coi trọng thu hút FDI vào các lĩnh vực được Nhà nước khuyến khích như xây dựng kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường, nông nghiệp sinh thái, sử dụng tổng hợp nguồn nước, v.v... ở miền Trung và miền Tây.

Thực tế cho thấy, FDI không chỉ mang lại những tác động tích cực cho Trung Quốc, mà còn đem đến cả những tác động tiêu cực. Thứ nhất là gia tăng ô nhiễm, biến Trung Quốc thành một trong những quốc gia có mức độ ô nhiễm cao nhất thế giới. Hậu quả ô nhiễm là do ở nhiều vùng chính quyền địa phương quá coi trọng phát triển công nghiệp, bỏ qua yêu cầu bảo vệ môi trường và sức khỏe con người [42].

Một phần của tài liệu LA sua lan cuoi 3.16 _1 (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w