Thực trạng xúc tiến đầu tư nước ngoài và hỗ trợ đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ

Một phần của tài liệu LA sua lan cuoi 3.16 _1 (Trang 90 - 93)

tiếp nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ

Nhà nước có chính sách hỗ trợ các dự án ĐTNN trên các phương diện: - Hỗ trợ chuyển giao công nghệ: Tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên chuyển giao công nghệ, bao gồm cả việc góp vốn bằng công nghệ, để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ. Khuyến khích việc chuyển giao vào Việt Nam những công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn và các công nghệ để tạo ra sản phẩm mới, nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, tài nguyên thiên nhiên.

-Hỗ trợ đào tạo: Khuyến khích lập quỹ hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực từ nguồn vốn góp và tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. Chi phí đào tạo của DN được tính vào chi phí hợp lý làm căn cứ xác định thu nhập chịu thuế thu nhập DN. Nhà nước hỗ trợ từ nguồn ngân sách cho việc đào tạo lao động trong các DN thông qua các chương trình trợ giúp đào tạo.

- Hỗ trợ và khuyến khích phát triển dịch vụ đầu tư: Khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiến hành các dịch vụ hỗ trợ ĐT sau đây: Tư vấn ĐT, tư vấn quản lý; tư vấn về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ; dạy nghề, đào tạo kỹ thuật, kỹ năng quản lý; cung cấp thông tin về thị trường, thông tin

KH&CN và các thông tin KT, XH khác mà nhà đầu tư yêu cầu; tiếp thị, xúc tiến đầu tư và thương mại; thành lập, tham gia các tổ chức XH, tổ chức XH - nghề nghiệp; thành lập các trung tâm thiết kế, thử nghiệm để hỗ trợ phát triển các DN vừa và nhỏ.

- Ưu đãi thị thực xuất cảnh, nhập cảnh: Nhà ĐT thực hiện hoạt động ĐT, chuyên gia và lao động kỹ thuật là người nước ngoài làm việc thường xuyên trong dự án ĐT tại Việt Nam và các thành viên gia đình họ được cấp thị thực xuất cảnh, nhập cảnh nhiều lần. Thời hạn của thị thực tối đa là 5 năm cho mỗi lần cấp.

- Hoạt động xúc tiến ĐT của các cơ quan nhà nước các cấp được Chính phủ khuyến khích. Kinh phí cho hoạt động xúc tiến ĐT của các cơ quan nhà nước được cấp từ NSNN. Với nguồn hỗ trợ này các cơ quan nhà nước đẩy mạnh công tác quảng bá giới thiệu, xúc tiến nhằm thu hút vốn ĐT từ các thành phần kinh tế; sử dụng và tranh thủ tối đa các nguồn vốn để ĐT phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH có quy mô lớn, đồng bộ và hiện đại.

Bên cạnh các hoạt động xúc tiến ĐT ở cấp Trung ương, các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ còn chủ động thực hiện hoạt động giới thiệu tiềm năng, nhu cầu và điều kiện của địa phương cho các nhà ĐT tiềm năng ở nước ngoài với nhiều hình thức linh hoạt.

Chẳng hạn, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Diễn đàn xúc tiến ĐT vào Khu kinh tế Nghi Sơn và vùng phụ cận trên cơ sở nhận thức: "Thành công của DN cũng chính là thành công của tỉnh. Lợi ích của DN là mục tiêu trước mắt và lâu dài của Thanh Hóa" và cam kết "Luôn đồng hành, luôn luôn là đối tác tin cậy, lâu dài của DN"; đồng thời sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các nhà ĐT đến ĐT kinh doanh có hiệu quả cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Tỉnh Nghệ An coi trọng xúc tiến ĐT tại chỗ như tập trung, duy trì các kênh đối thoại với các nhà ĐT để giải quyết kịp thời những kiến nghị hợp lý của DN nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Xây dựng chiến lược vận động kêu gọi

ĐT FDI từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore (nhất là Nhật Bản) một cách toàn diện, bài bản, ổn định và phù hợp với đường lối đối ngoại của Nhà nước và Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị. Tập trung thu hút các nhà ĐT phát triển kinh doanh hạ tầng có khả năng, kêu gọi nhà ĐT thứ cấp vào KCN và dịch vụ đô thị mà họ ĐT (như Becamex, VSIP), các đối tác có năng lực tài chính lớn, có bề dày kinh nghiệm, có khả năng ĐT ổn định, lâu dài, các DN đến từ các nền kinh tế phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… Kêu gọi ĐT của các đối tác trọng tâm theo quốc gia, vùng lãnh thổ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Israel và các nhà ĐT đến từ các nước có nền kinh tế phát triển, các nước sở hữu công nghệ nguồn thuộc nhóm G7 bao gồm: Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Anh, các nước có nền kinh tế mới nổi như: Ấn Độ, Nga, Brazil,… Đồng thời, tỉnh Nghệ An còn hỗ trợ nhà ĐT trên 4 phương diện: nắm bắt và kịp thời giải quyết các vướng mắc, thường xuyên giao ban để chỉ đạo các dự án, nhất là các dự án trọng điểm; giải phóng mặt bằng; hỗ trợ cung ứng và đào tạo lao động; hỗ trợ ĐT kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào dự án. Tỉnh Hà Tĩnh tiến hành nhiều phương thức xúc tiến ĐT như tranh thủ Hội nghị giữa kỳ nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam năm 2011 (đến dự hội nghị có 83 đoàn, trong đó 21 đại sứ quán, 26 tổ chức quốc tế, 30 bộ, ngành và các tổ chức khác ở Trung ương) để giới thiệu về cơ hội ĐT vào Hà Tĩnh... Tỉnh Thừa Thiên Huế một mặt tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu, hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, đẩy mạnh cải cách hành chính đối với công tác quản lý hoạt động FDI, mặt khác đẩy mạnh công tác xúc tiến FDI vào tỉnh như hoàn thiện hồ sơ dự án kêu gọi ĐT, định hướng lại các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... Tỉnh đảm bảo ĐT công trình giao thông, điện nước đến chân hàng rào dự án phù hợp với quy hoạch được duyệt, quy mô ĐT đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ dự án của nhà ĐT được cấp có thẩm quyền phê duyệt...

Đặc biệt, ngày 17/10/2011, tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Cục ĐTNN (Bộ Kế hoạch và ĐT) đã phối hợp với 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ mở Hội nghị xúc tiến ĐT vào 342 dự án thuộc các lĩnh vực thuộc các tỉnh Bắc Trung Bộ. Đây là hội nghị xúc tiến ĐT lớn nhất và lần đầu tiên được thực hiện trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung Bộ, với mục đích tạo cơ hội để các địa phương giới thiệu, quảng bá hình ảnh, tiềm năng và môi trường ĐT nhằm tăng cường thu hút các nguồn lực ĐT trong và ngoài nước. Đây cũng là dịp để các nhà ĐT gặp gỡ, trao đổi, tìm kiếm cơ hội hợp tác, ĐT tại các tỉnh trong vùng.

Một phần của tài liệu LA sua lan cuoi 3.16 _1 (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w