Mở rộng đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong vùng Bắc Trung Bộ

Một phần của tài liệu LA sua lan cuoi 3.16 _1 (Trang 151 - 154)

trong vùng Bắc Trung Bộ

Phát triển nhân lực là một nội dung rất quan trọng đã được xác định trong Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung đến năm 2020 và Phương hướng chủ yếu phát triển KT-XH vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020 đã được Thủ tường Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, để mở rộng thu hút FDI vào vùng Bắc Trung Bộ trong thời gian tới, bên cạnh việc vận dụng các chính sách của Nhà nước, các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ cũng cần có cơ chế chính sách nhằm phát huy và thu hút nhân tài, lao động kỹ thuật trình độ cao đến làm việc dài hạn trong vùng. Đồng thời có quy hoạch và tìm cơ chế nâng cao chất lượng nhân lực tại chỗ theo hướng:

Thứ nhất, tăng cường ĐT cho các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế,

văn hóa dưới nhiều hình thức để nâng cao trình độ nhận thức, sức khoẻ và tính năng động của của người dân địa phương. Đưa chương trình hướng

nghiệp vào nhà trường phổ thông để thay đổi tập quán muốn học đại học hơn là đi làm nghề của người dân trong tỉnh. Giáo dục học sinh tinh thần độc lập, sáng tạo trong lao động, tinh thần hiệp tác trong làm việc nhóm và làm quen với các tri thức, thói quen của lao động công nghiệp. Phải kiên trì giáo dục để thay đổi nhận thức, thói quen đã ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân là trọng lao động gián tiếp, nhàn hạ, cọi nhẹ lao động sản xuất vất vả.

Tăng cường đào tạo nghề, hỗ trợ và giới thiệu việc làm cho thanh niên bằng nhiều hình thức. Tìm biện pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn chuyển sang làm trong các DN FDI. Xây dựng và thực thi kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ngoài giờ hành chính nhằm nâng cao tay nghề cho người lao động đang làm việc tại các KCN, khu kinh tế.

Thứ hai, xây dựng chính sách hỗ trợ đạo tạo nghề cho nông dân, thanh

niên và tổ chức thực hiện một cách rõ ràng, minh bạch. Khuyến khích các DN FDI sử dụng lao động tại chỗ thông qua hình thức hỗ trợ các DN FDI đào tạo nghề cho lao động tuyển mới của họ. Tìm kiếm nguồn tài chính thông qua các dự án hợp tác công tư nhằm tạo lập môi trường sống và làm việc ổn định cho người lao động trong các khu công nghiệp tập trung. Khuyến khích DN FDI tuyển dụng những người đã được đào tạo và có quy định cụ thể đối với họ trong việc sử dụng người lao động địa phương. Khuyến khích các tổ chức công đoàn, đoàn thể tìm cách hỗ trợ nhà ĐTNN sử dụng người đúng năng lực cũng như có những chính sách hỗ trợ người lao động tự giác bồi dưỡng tay nghề, tự học năng cao tri thức, kỹ năng để có thu nhập tốt.

Thứ ba, phát triển thị trường lao động kết nối giữa các tỉnh nhằm sử

dụng nguồn nhân lực hợp lý về quy mô, chất lượng và cơ cấu trình độ, ngành nghề, chủ động đào tạo lao động để đón bắt xu hướng dịch chuyển FDI từ Trung Quốc và các nước trong Cộng đồng kinh tế ASEAN gắn kết với yêu cầu phát triển KT-XH của vùng theo Quy hoạch đa được phê duyệt. Hỗ trợ phát triển các trung tâm xúc tiến việc làm, các địa điểm giới thiệu lao động

cho nhà ĐTNN, các cơ sở phối hợp với chủ ĐTNN đào tạo lao động cho dự án của họ. Xây dựng trang thông tin điện tử chung của vùng nhằm giới thiệu các cơ hội việc làm cũng như nguồn cung lao động tương ứng. KHUYẾN KHÍCH và tôn vinh các nhà ĐTNN có công lao trong đào tạo và sử dụng nhiều lao động địa phương. Đồng thời cũng nghiêm khắc với những người lao động thiếu tinh thần hợp tác, vụ lợi cá nhân gây mất đoàn kết nội bộ các DN FDI. Nâng cao năng lực dự báo cầu về thị trường sức lao động để lựa chọn đào tạo và phát triển nhân lực, tránh đào tạo lãng phí và để khắc phục có hiệu quả tình trạng thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật, nhân lực chất lượng cao, nhưng lại thừa lao động giản đơn đã từng tồn tại ở các DN FDI và đã phải sử dụng bất đắc dĩ lao động từ nước ngoài trong một số dự án vừa qua.

Thứ tư, coi trọng tính dài hạn, đồng bộ, hiện đại và hiệu quả trong phát

triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu tăng cường thu hút FDI. Việc đào tạo và phát triển nhân lực phải dựa trên các dự báo khoa học về xu hướng phat KT - XH của vùng, xu hướng di chuyển FDI vào Vùng, xu hướng đưa người lao động vùng Bắc Trung Bộ ra nước ngoài làm việc dưới hình thức "XK lao động" và mở rộng ĐT trực tiếp của các DN trong vùng, trong nước ra nước ngoài. Việc đào tạo cũng phải đảm bảo tính mở, nghĩa là khuyến khích mọi chủ thể tham gia đào tạo nghề cho người lao động, tận dụng năng lực của các cơ sở đào tạo trên cả nước và có chính sách khuyến khích nhân tài về làm việc trong vùng. Hướng dài hạn là phải đảm bảo quy chuẩn trong đào tạo phổ thông, linh hoạt trong đào tạo nghề thoe yêu cầu người sử dụng và thu hút tài năng vượt trội của vùng khác, khuyến khích người dân tự lựa chọn các hình thức, chương trình đào tạo. Chính quyền các tỉnh nên hỗ trợ kết nối người lao động với người sử dụng lao động và hỗ trợ các khóa đào tạo nghề ưu tiên.

- Coi trọng kiểm tra, giám sát thường xuyên và định kỳ trong đào tạo và phát triển nhân lực. Trên cơ sở đó, đúc kết, rút kinh nghiệm và kịp thời ban hành những chính sách phù hợp với mục tiêu phát triển KT-XH vùng và đáp

ứng yêu cầu thu hút FDI trong từng thời kỳ. Có kế hoạch và các biện pháp hữu hiệu đối với từng địa phương trong vùng để xây dựng và phát triển toàn diện nguồn nhân lực với chất lượng ngày càng cao, nhằm đáp ứng yêu cầu tiếp nhận công nghệ hiện đại của nguồn vốn FDI. Chủ động giải quyết thỏa đáng quan hệ cung - cầu lao động có khả năng, trình độ kỹ thuật cao trên từng địa phương và quy mô toàn Vùng, phát huy tác dụng của đội ngũ lao động này đối với các nhóm dân cư còn ở trình độ thấp và địa bàn chậm phát triển trong Vùng. Giải quyết việc làm cho những người trong độ tuổi lao động của Vùng. Khai thác, phát huy vai trò của Đại học Vinh, Đại học Huế và các trường đại học khác trong Vùng để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu thu hút FDI ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu LA sua lan cuoi 3.16 _1 (Trang 151 - 154)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w