Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa đạt được một số mục tiêu kỳ vọng

Một phần của tài liệu LA sua lan cuoi 3.16 _1 (Trang 111 - 113)

mục tiêu kỳ vọng

Trung ương và các tỉnh trong vùng kỳ vọng rằng, với những ưu đãi lớn như vậy, sẽ thu hút được các dự án công nghệ cao, công nghệ nguồn, công nghiệp hỗ trợ, ĐT phát triển hạ tầng và chuyển giao công nghệ từ DN FDI cho các DN trong nước theo chuỗi giá trị. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chất lượng của nhiều dự án FDI chưa cao, giá trị gia tăng để lại cho Vùng thấp, chủ yếu là dự án có quy mô vừa và nhỏ, chưa thu hút được các tập đoàn xuyên quốc gia có tiềm lực công nghệ cao. Cá biệt có DN FDI còn du nhập vào Vùng công nghệ lạc hậu, công nghệ gây ô nhiễm môi trường. Tỷ trọng dự án FDI triển khai sản xuất theo phương thức gia công, lắp ráp, nhất là trong

các ngành ô tô, xe máy, điện - điện tử, may mặc, da giầy, ... còn cao. Các nhà ĐTNN vẫn còn xu hướng tận dụng ưu thế lao động phổ thông giá rẻ. Tác động lan tỏa của DN FDI đối với sự phát triển DN ở vùng Bắc Trung Bộ, nhất là về chuyển giao công nghệ và tạo mạng lưới liên kết, còn khá hạn chế so với nhiều vùng khác.

Một số dự án được cấp phép nhưng tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, tiêu tốn nhiều năng lượng, tài nguyên. Một vài quyết định cho phép ĐT chưa chú ý đầy đủ tới yêu cầu đảm bảo an ninh quốc phòng. Một số DN FDI không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các cam kết về xử lý chất thải công nghiệp…

Tỷ lệ việc làm mới do khu vực DN FDI tạo ra không tương xứng với sự gia tăng của nguồn vốn FDI cũng như diện tích đất bị thu hồi. Có những công việc phổ thông mà người Việt Nam có thể làm được nhưng chủ ĐT lại thuê lao động nước ngoài. Các DN FDI mới tạo việc làm cho 3,4% lao động có việc làm năm 2014. Thu nhập bình quân theo tháng của người lao động ở khu vực DN FDI chỉ cao hơn khu vực DN tư nhân trong nước chút ít, thấp hơn khu vực DN nhà nước.

Một số DN FDI chưa tôn trọng lợi ích của người lao động, chưa tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn hoạt động theo đúng chức năng. Việc xây dựng nội quy, quy chế, thang bảng lương, chế độ bảo hiểm ở một vài DN còn chưa đúng chính sách của Nhà nước (Công ty Thủy sản Vina (huyện Yên Định, Thanh Hóa) chưa tạo điều kiện để người lao động tham gia các buổi tuyên truyền pháp luật, nên DN này mới đi vào hoạt động hơn 2 tháng, nhưng đã xảy ra hai cuộc ngừng việc. Công ty Ivory (ở huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa), Công ty Tae il Beauty (thị xã Bỉm Sơn) chưa trích nộp kinh phí công đoàn 2%. Ở Công ty Ivory bình quân mỗi năm xảy ra một vụ ngừng việc. Công ty Tae il Beauty không nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động [101]. Một số vụ tai nạn lao động xẩy ra trong công trường

Forrmosa (Hà Tĩnh) đầu năm 2015 khiến nhiều người chết và hàng chục người khác bị thương).

Một phần của tài liệu LA sua lan cuoi 3.16 _1 (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w