vì lợi ích của cả vùng kinh tế
Môi trường ĐT là tổng thể các bộ phận tác động qua lại lẫn nhau và chi phối mạnh mẽ hoạt động ĐT, buộc các nhà ĐT phải tự điều chỉnh các mục
đích, hình thức và phạm vi hoạt động cho thích hợp. Môi trường ĐT phụ thuộc vào thiện ý của chính quyền và điều kiện khách quan. Các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư trong vùng kinh tế gồm: môi trường chính trị, môi trường kinh tế, môi trường văn hóa, xã hội, môi trường thông tin.
Trước hết là xây dựng và duy trì môi trường chính trị ổn định, hệ thống luật pháp đồng bộ. Tính chất ổn định của môi trường chính trị thể hiện ở sự đầy đủ, rõ ràng, minh bạch của các thể chế chính trị. Mặc dù vùng kinh tế không có cơ quan hành chính điều hành, nhưng để môi trường vùng kinh tế đủ sức hấp dẫn nhà ĐTNN, thì các quyết định chính trị của chính quyền trung ương và chính sách của địa phương phải hợp lý, tuân thủ các cam kết có tính dài hạn, có cơ chế đền bù khi thay đổi chính sách làm tổn hại lợi ích của nhà ĐT. Đặc biệt, hệ thống luật pháp phải đảm bảo an toàn cho các nhà ĐTNN, đảm bảo hiệu lực thực thi các quan hệ giao kết hợp đồng. Đây là các điều kiện tiên quyết để nhà ĐTNN tin tưởng bỏ vốn thành lập cơ sở SXKD lâu dài tại địa phương.
Tạo lập môi trường kinh tế thị trường đồng bộ, nhất là thị trường tài chính, thị trường đất đai và thị trường lao động cho phép các DN FDI hoạt động thuận lợi. Những điều kiện hạn chế tiếp cận thị trường nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích của địa phương phải được công bố công khai và hỗ trợ nhà ĐTNN tuân thủ. Tuân thủ các cam kết về mở cửa thị trường, hỗ trợ DN FDI tiếp cận nguồn lực theo nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng với các DN khác trong vùng.
Bên cạnh bảo đảm một môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà ĐT trong vùng, cần bảo hộ ở mức độ nhất định cạnh tranh của sản phẩm trong nước với với hàng NK phù hợp, tạo điều kiện cho các nhà ĐTNN nhập khẩu nguyên, vật liệu, máy móc phục vụ công việc kinh doanh của họ. Các hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước thuộc những ngành được coi là non trẻ nên có một thời gian được bảo hộ để cạnh tranh được với hàng hóa và dịch vụ NK.
Chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý nhà nước phải thiết lập các kênh thông tin tạo thuận lợi cho trao đổi hai chiều với nhà ĐTNN về các vấn đề chính sách, quy định luật pháp liên quan đến FDI, có thiện chí thu với nhà ĐTNN, hỗ trợ họ tháo gỡ khó khăn trong quá trình đầu tư.
Để bảo đảm quyền cơ bản của nhà ĐT nói chung, trong đó có nhà ĐTNN, thể chế luật pháp phải rõ ràng, minh bạch, cụ thể là:
- Bảo đảm cơ chế giải quyết tranh chấp công bằng đối với nhà ĐTNN trên cơ sở các quy định ở những điều khoản đầu tiên của Luật Đầu tư cũng như thông qua việc tham gia vào Hiệp định bảo đảm ĐT đa phương.
- Bảo hiểm cho những mất mát, rủi ro có tính chính trị, như DN có vốn DTNN không bị quốc hữu hóa, được đền bù thỏa đáng khi có rối loạn, có cơ chế cân bằng ngoại tệ cần thiết trong việc chuyển đổi từ đồng nội tệ sang đồng ngoại tệ.
- Chuyển thu nhập về nước: Trong mọi trường hợp, nhà ĐTNN phải được chuyển các khoản lợi nhuận, lợi tức đầu tư, vốn ĐT cả gốc và lãi, thu nhập của nhân viên nước ngoài, tiền bản quyền, phí kỹ thuật... về nước nếu họ muốn. Có các cam kết quốc tế về quyền lợi chính đáng của nhà ĐT.
- Đặt quy chế phối hợp giữa các địa phương trong vùng kinh tế nhằm đảm bảo các quy định của chính phủ và các cam kết hợp tác trong vùng kinh tế được thực thi nghiêm minh. Có cơ chế chế tài các tổ chức phá vỡ cam kết.