trong vùng tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài
Trước hết, cần thống nhất nâng cao năng lực quản lý hành chính cấp
tỉnh theo hướng công khai, minh bạch, tăng trách nhiệm giải trình của công chức, tạo cơ hội phản biện cho nhà ĐTNN. Muốn vậy, cần rà soát nghiêm túc các thủ tục hành chính liên quan đến cấp giấy chứng nhậ ĐT, đến giải phóng mặt bằng và giao đất cho nhà ĐTNN, đến nộp thuế và quyết toán thuế, thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước…Trên quan điểm hợp tác giữa chính quyền và nhà ĐTNN, cần bãi bỏ các thủ tục không cần thiết, sắp xếp quy trình hoàn thành thủ tục hành chính một cách khoa học, định mức thời gian và tiêu chuẩn hóa chất lượng dịch vụ hành chính do các vị trí làm việc cung cấp, nhận phản ánh của nhà ĐTNN, kiểm tra và nhanh chóng sửa lỗi nếu có. Nên đặt ra quy chế để các tỉnh thi đua với nhau trong cải cahcs thu tục hành chính liên quan đến ĐTNN.
Tiến hành cải cải cách mạnh mẽ hơn các thủ tục hành chính theo hướng giảm thiểu hình thức cấp giấy phép để chuyển sang chủ yếu hình thức ban hành quy định về tiêu chuẩn, điều kiện để nhà ĐT tự đăng ký thực hiện và cơ
quan quản lý tiến hành hậu kiểm. Đổi mới quy chế nhằm rút ngắn thời gian đăng ký kinh doanh cho chủ DN nói chung, nhà ĐTNN nói riêng. Coi trọng tính thống nhất về khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động thu hút FDI và phát triển DN FDI trên phạm vi toàn Vùng.
Thứ hai, phối hợp các tỉnh với nhau để có kế hoạch đào tạo hợp lý
nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý ĐTNN, tạo môi trường thuận lợi trong giải quyết các thủ tục hành chính cho nhà ĐT, qua đó gây thiện cảm với nhà ĐTNN và giúp học giảm chi phí ngầm khi ĐT vào Vùng. Vì các lớp đào tạo thường tốn thời gian và chi phí, nếu không tổ chức tốt sẽ gây lãng phí và không có ích cho công chức. Nên tổ chức điều tra nhu cầu trước khi mở lớp đào tạo. Nên hợp tác với các cơ sở đào tạo để họ thiết kế chương trình đào tạo theo nhu cầu. Đặc biệt cần sử dụng cán bộ đúng ngành nghề mà tổ chức khuyến khích họ tham gia đào tạo. Có chính sách và quy chế giám sát công chức chặt chẽ nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến nhà ĐTNN.
Thứ ba, xây dựng và ban hành đầy đủ, kịp thời các quy chế, cơ chế,
chính sách đảm bảo phát huy dân chủ, sáng kiến, sáng tạo và làm cho toàn bộ hệ thống chính quyền các cấp hoạt động tốt, đáp ứng được yêu cầu ĐT phát triển của các chủ ĐT trong nước và nước ngoài. Nên thiết lập kênh thông tin phản hồi từ nhà ĐTNN đến các cơ quan chính quyền. Sau khi nhận được thông tin phản hồi, chính quyền cấp tỉnh phải nhanh chóng giải quyết hoặc trao đổi với nhà ĐTNN để tránh sự hiểu lầm, làm giảm uy tín của Vùng.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả trong quản lý điều hành của chính quyền các
cấp trên cơ sở phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cơ quan nhằm khắc phục sự chồng chéo trong thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, đồng thời tăng cường công tác phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong thực thi nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước đối với nhà ĐTNN.
Nghiên cứu, đề xuất cơ chế phối hợp, chính sách liên kết, điều phối giữa các tỉnh trong Vùng và với các vùng khác trong nước để tăng độ hấp dẫn thu hút FDI vào Vùng. Phân công, phân nhiệm việc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đến kêu gọi ĐT đối với các dự án trọng điểm của Vùng. Thành lập và đưa vào hoạt động Ban điều phối vùng Bắc Trung Bộ nhằm hỗ trợ các tỉnh trong phát triển kinh tế, thu hút các nhà ĐT trong và ngoài nước.
Phối hợp với Cục ĐTNN của Bộ Kế hoạch và ĐT trong việc triển khai và giám sát thực hiện quy hoạch, giám sát thực hiện các chương trình, dự án ĐT trọng điểm có quy mô, tính chất vùng theo thứ tự ưu tiên thuộc lĩnh vực quản lý nhằm thúc đẩy thu hút FDI vào các tỉnh trong Vùng phù hợp với các quy định của Luật ĐT, Luật DN… mới được Nhà nước sửa đổi và ban hành.
KẾT LUẬN
Thu hút FDI là một hướng đi rất quan trọng nhằm bổ sung nguồn vốn, tiếp cận công nghệ mới từ các nước nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực bên trong đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Phát triển kinh tế vùng Bắc Trung Bộ là sự phát triển chuyên môn hóa sản xuất kết hợp chặt chẽ với sự phát triển tổng hợp về cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế, phản ánh các mối liên hệ kinh tế nội bộ vùng. Để bảo đảm sự phát triển này, việc phát huy các nguồn lực trong và ngoài vùng cho ĐT phát triển là rất cần thiết. Tăng cường thu hút FDI vào vùng Bắc Trung Bộ vì lợi ích chung của vùng đang là vấn đề cần được quan tâm giải quyết hiện nay.
Đặc điểm của thu hút FDI vào vùng Bắc Trung Bộ là có tính động, gắn liền với việc di chuyển tiền và tài sản giữa các quốc gia, gắn liền với chuyển giao công nghệ. Thu hút FDI còn góp phần phát triển hiệu quả kinh tế vùng. Do mục tiêu của các nhà ĐTNN là tìm kiếm tài nguyên, tìm kiếm hiệu quả và tìm kiếm thị trường từ nước tiếp nhận ĐT, nên việc chủ động tạo điều kiện thu hút FDI là rất cần thiết. Những hoạt động đó không những định hướng, tạo môi trường thu hút FDI, mà còn là yếu tố bảo đảm ổn định về ĐT, đảm bảo lợi ích cho cả nhà ĐTNN lẫn người dân trong vùng và cả nước. Quá trình thu hút FDI chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài, trong đó hệ thống pháp luật, chính sách ĐT, năng lực của hệ thống kết cấu hạ tầng, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực là những yếu tố quan trọng, trực tiếp nhất.
Trong giai đoạn 2007-2014, trên cơ sở chủ trương, quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, bằng sự nỗ lực của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, việc thu hút FDI đã đạt được những kết quả quan trọng. Đã thu hút được 272 dự án FDI còn hiệu lực, với 25 tỷ USD vốn ĐT; đã thu hút 21 quốc gia và vùng lãnh thổ ĐT vào 14 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà ĐTNN. FDI
đã góp phần quan trọng vào làm tăng lượng vốn ĐT cho các tỉnh trong Vùng, góp phần chuyển giao công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần tạo việc làm và thu nhập, tăng thu cho ngân sách nhà nước, thúc đẩy XK, nâng cao sức cạnh tranh ở cả ba cấp độ quốc gia, DN và sản phẩm; góp phần nâng cao năng lực quản lý kinh tế, quản trị DN, tạo thêm áp lực đối với việc cải thiện môi trường kinh doanh của vùng. Tuy nhiên, việc thu hút FDI vào vùng Bắc Trung Bộ thời gian qua còn chưa tương xứng với tiềm năng của Vùng. Tiến độ giải ngân vốn và kết quả hoạt động của các DN FDI còn hạn chế, thu hút FDI chưa đạt được một số mục tiêu như kỳ vọng, có hiện tượng chuyển giá, trốn thuế…
Để tăng cường thu hút và phát huy tác động tích cực của nguồn vốn ĐT trong thời gian tới, từ thực tiễn thu hút FDI ở vùng Bắc Trung Bộ và kinh nghiệm của Trung Quốc, Thái Lan và của vùng Đông Nam Bộ, theo phương hướng phát triển và thu hút nguồn ĐT này, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: tiếp tục đổi mới môi trường đầu tư, trong đó hoàn thiện khung khổ pháp lý liên quan đến ĐTNN, đổi mới chính sách ưu đãi, lựa chọn ĐTNN, phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, mở rộng đào tạo và nâng cao chất lượng phát triển nhân lực, và nâng cao năng lực quản lý hành chính tạo thuận lợi cho nhà ĐTNN là những giải pháp trọng yếu.
Thu hút FDI vào vùng Bắc Trung Bộ là đề tài phức tạp, thay đổi theo thời gian. Để có thể đưa vùng bắc Trung Bộ thành địa bàn thu hút FDI hấp dẫn trong nước và khu vực cần sự vào cuộc không những của cơ quan quản lý nhà nước, người dân, DN trong nước, mà còn của các nhà khoa học với các nghiên cứu chuyên sâu hơn, nhất là trong hoạch định danh mục dự án ưu tiên thu hút ĐT chung cho cả vùng, lựa chọn tổ hợp các ưu đãi có hiệu quả cao và sự chuẩn bị về nhân lực, kết cấu hạ tầng trong vùng.