vùng kinh tế của Việt Nam và vùng Bắc Trung Bộ
1.2.2.1. Nghiên cứu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùngkinh tế của Việt Nam kinh tế của Việt Nam
Trong những năm gần đây, trên diễn đàn lý luận trong nước đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu về thu hút FDI vào vùng. Nguyễn Thị Tường Anh và Nguyễn Hữu Tâm trong bài "Nghiên cứu định lượng về các nhân tố ảnh
hưởng đến việc thu hút FDI tại các tỉnh thành của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" [5] đã phản ánh những nét chung của dòng vốn FDI vào Việt Nam, xu hướng phân bổ FDI theo vùng kinh tế, khu vực địa lý và theo nước ĐT trong mối tương quan với các quốc gia trong khu vực và các thời kỳ khác nhau; nghiên cứu định lượng về các nhân tố tác động đến dòng FDI đổ vào các tỉnh, thành ở Việt Nam trong 2 giai đoạn 2001-2007 và 2008-2010 nhằm chỉ ra những thay đổi trong quyết định về địa điểm ĐT. Nhóm tác giả đã đi sâu phân tích giai đoạn thứ 2 để chỉ rõ hơn các nhân tố về nguồn lao động và điều kiện chính trị đã tác động đến dòng vốn FDI đổ vào các tỉnh như thế nào.
Bài viết: "Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng Đồng Bằng
sông Cửu Long" của Lê Văn Công [15] đã phân tích, đánh giá tình hình thu hút
FDI vào vùng Đồng Bằng sông Cửu Long, phân tích tác động của các dự án lớn đến vùng và phát hiện một số nguyên nhân khiến FDI vào vùng này còn ít.
Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương xuất bản công trình: "Thực trạng thu hút vốn FDI (FDI) của vùng Đông Nam Bộ thời gian qua" [17] đã phân tích thực trạng thu hút FDI vào vùng Đông Nam Bộ, phân tích các yếu tố cho phép vùng này dẫn đầu cả nước về thu hút FDI năm 2010, phân tích hiện tượng các địa phương trong Vùng hạn chế tiếp nhận các dự án gây ô nhiễm môi trường, dự án có hàm lượng công nghệ thấp, đồng thời tích cực thu hút những dự án có hàm lượng công nghệ cao, hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường và sử dụng ít lao động.
Luận án tiến sĩ của Trần Thị Tuyết Lan về: "Đầu tư trực tiếp nước
ngoài theo hướng phát triển bền vững ở Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ"
[43] đã chỉ rõ yêu cầu, nhân tố ảnh hưởng, nội dung và các tiêu chí đánh giá FDI vào vùng kinh té trọng điểm. Công trình này cũng đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút FDI theo hướng pháttriển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Ngoài ra còn có một số bài viết trên các báo và bản tin về đề tài đầu tư vào vùng kinh tế như bài "Liên kết để phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm
miền Trung" của Hồng Hạnh [31]; "Giải pháp chiến lược liên kết vùng để thu hút FDI vào Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung" của Bùi Duy Hoàng; "Giải pháp chiến lược liên kết vùng để thu hút FDI vào Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung" của Bùi Tất Thắng. Kiến nghị chung của các bài viết nêu trên là
cần đẩy mạnh liên kết vùng, nhất là liên kết hệ thống kết cấu hạ tầng và chính sách để thu hút FDI có lợi cho các vùng.