Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị chất lượng dịch vụ thẻ ATM đối với khác hàng thanh toán lương qua tài khoản tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sa pa​ (Trang 109 - 110)

6. Kết cấu của luận văn

4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thứ nhất, về cơ chế, chính sách: Theo luật các tổ chức tín dụng thì các Ngân

hàng Thương mại Việt Nam có thể thực hiện được rất nhiều dịch vụ ngân hàng. Để có thể đa dạng hóa nghiệp vụ thẻ, đề nghị NHNN bổ sung hoàn thiện các chính sách, cơ chế, thúc đẩy ứng dụng và triển khai các nghiệp vụ mới.

NHNN cần xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ hệ thống các văn bản dưới luật hướng dẫn các ngân hàng thương mại thực hiện, vừa không trái pháp luật, vừa tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động trong xu hướng hội nhập quốc tế. Văn bản chế độ cần phải đi trước mở đường cho sự ra đời và phát triển dịch vụ mới.

Thứ hai, hỗ trợ về khoa học - công nghệ trong việc thực hiện quản lý chất

lượng dịch vụ thẻ: Ngân hàng Nhà nước cần đi trước một bước trong việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Tập trung đầu tiên, mạnh mẽ vào công tác thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao chất lượng các phương tiện và công cụ thanh toán.

Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các ngân hàng thương mại tự đầu tư, hợp tác liên kết và vay vấn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa công nghệ của các NHTM. Trong lĩnh vực này, Cục công nghệ tin học NHNN có vai trò rất quan trọng trong việc nghiên cứu và lựa chọn các công nghệ và sản phẩm phần mềm tiên tiến trên thị trường trong và ngoài nước để tư vấn, định hướng cho ngân hàng thương mại phát triển dịch vụ thẻ.

Thứ ba, NHNN cần phát huy hơn nữa vai trò định hướng chiến lược và chỉ

đạo sát sao quá trình điều hành một số chính sách nhằm ổn định và phát triển kinh tế để hỗ trợ cho công tác quản lý chất lượng dịch vụ thẻ cũng như triển khai sản phẩm dịch vụ thẻ của các NHTM Việt Nam.

Để các dịch vụ thẻ đi vào đời sống dân cư, tạo thói quen giao dịch không dùng tiền mặt cho toàn xã hội thì từng NHTM riêng lẻ không thể làm được mà phải có những chính sách tổng thể của NHNN. Vì vậy, NHNN cần kiểm soát chiến lược phát triển dịch vụ thẻ chung của các ngân hàng thương mại ở tầm vĩ mô, đảm bảo

nhưng vẫn đảm bảo mục đích chung về lợi nhuận cho mỗi ngân hàng và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Thứ tư, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hệ thống thanh toán trong

khu vực công nhằm từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động ngân sách và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, góp phần phát triển thương mại điện tử và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, áp dụng các phương thức thanh toán phù hợp trong khu vực dân cư để giảm dần giao dịch tiền mặt.

Thứ năm, tăng cường phối hợp giữa NHNN và các Bộ, ngành trong việc chỉ

đạo, điều hành, quản lý hoạt động thanh toán của các tổ chức, các nhân trên phạm vi toàn quốc. Nâng cao vai trò của Ngân hàng Nhà nước về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thanh toán. Khuyến khích các Ngân hàng phát triển các dịch vụ thẻ, nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng. Cho phép các NHTM thu phí từ các giao dịch.

Phối hợp cùng với các Bộ, ngành tuyên truyền về sử dụng các dịch vụ thẻ của Ngân hàng, không những đem lại sự an toàn và gon nhẹ cho tài sản của người dân mà còn đem lại lợi ích cho các NHTM, đặc biệt là kiềm chế lạm phát qua các dịch vụ thẻ của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị chất lượng dịch vụ thẻ ATM đối với khác hàng thanh toán lương qua tài khoản tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sa pa​ (Trang 109 - 110)