Cơ cấu tổ chức của BIDV SaPa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị chất lượng dịch vụ thẻ ATM đối với khác hàng thanh toán lương qua tài khoản tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sa pa​ (Trang 51 - 55)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.2.Cơ cấu tổ chức của BIDV SaPa

BIDV Sa Pa cũng như những chi nhánh khác của BIDV Việt Nam hiện nay có cơ cấu bộ máy được tổ chức theo mô hình trực tuyến. Cơ cấu tổ chức này cho phép Ban giám đốc chi nhánh ra quyết định và trực tiếp giám sát đối với các Trưởng

phòng, ban chức năng trong chi nhánh. Tiếp đó, Trưởng các phòng, ban có quyền ra quyết định cho cấp dưới trực tiếp và nhận báo cáo từ họ.

Hình vẽ sau đây mô tả cơ cấu tổ chức của BIDV Sa Pa:

Cơ cấu tổ chức tại BIDV Sa Pa bao gồm 05 khối bộ phận với các chức năng và nhiệm vụ khác nhau, được trình bày trên sơ đồ 3.1 như sau:

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại BIDV Sa Pa

(Nguồn: BIDV Sa Pa)

Ban giám đốc của Chi nhánh gồm có 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc. Giám đốc Chi nhánh là người điều hành chung và chịu mọi trách nhiệm trước Tổng Giám đốc BIDV về toàn bộ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc theo sự phân công và ủy quyền, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các công việc được phân công, ủy quyền.

Khối Quản lý khách hàng

Bao gồm Phòng Khách hàng cá nhân và Phòng Khách hàng doanh nghiệp. Các Phòng chức năng này là các đơn vị trực thuộc bộ máy tổ chức của Chi nhánh,

BAN GIÁM ĐỐC KHỐI QUẢN LÝ KHÁCH HÀNG KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO KHỐI TÁC NGHIỆP KHỐI QUẢN LÝ NỘI BỘ KHỐI TRỰC THUỘC 1. Phòng Khách hàng cá nhân 2. Phòng Khách hàng Doanh nghiệp Phòng Quản lý rủi ro 1. Phòng Quản trị tín dụng 2. Phòng Giao dịch khách hàng 3. Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ 1. Phòng Tổ chức hành chính 2. Phòng Tài chính kế toán 1. PGD Fansipan 2. PGD Cốc Lếu 3. PGD Hoàng Liên 4. PGD Phan Đ Phùng 5. PGD Lê Thanh

được thành lập theo quyết định của Giám đốc Chi nhánh theo ủy quyền của Tổng Giám đốc BIDV. Điều hành các phòng trên là Trưởng phòng, giúp việc cho Trưởng phòng là Phó trưởng phòng, với chức năng cơ bản là đầu mối thiết lập quan hệ với khách hàng, duy trì và không ngừng mở rộng mối quan hệ đối với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả.

Khối quản lý rủi ro

Phòng Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm kiểm soát tất cả rủi ro tín dụng và các rủi ro khác của ngân hàng, là người kiểm soát thứ hai đối với các giai đoạn được đề xuất bởi Khối quản lý khách hàng và các đơn vị trực thuộc. Phòng chuyên môn này còn kiêm nhiệm thêm chức năng kiểm tra nội bộ.

Khối tác nghiệp

Khối tác nghiệp bao gồm Phòng Quản trị tín dụng, Phòng Giao dịch khách hàng; Phòng Quản lý và Dịch vụ kho quỹ. Các phòng thuộc khối tác nghiệp là nơi hoàn tất các giao dịch do các phòng Quản lý khách hàng đã thực hiện, đề xuất và được phê duyệt, là bộ phận chịu trách nhiệm tác nghiệp cho các nghiệp vụ của ngân hàng như thanh toán, tiền vay, kinh doanh tiền tệ, tài trợ thương mại. Khối tác nghiệp chính là nơi hoàn thiện hồ sơ, xử lý giao dịch và lưu trữ chứng từ.

Khối quản lý nội bộ

Khối quản lý nội bộ gồm Phòng Tổ chức hành chính và Phòng Tài chính kế toán. Các phòng chuyên môn này sẽ thực hiện các chức năng quản lý nội bộ như xây dựng kế hoạch kinh doanh của toàn Chi nhánh; quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán, thực hiện công tác hậu kiểm; thực hiện công tác tổ chức cán bộ và công tác hành chính.

Khối trực thuộc

Khối trực thuộc của BIDV Sa Pa gồm 5 PGD, đó là PGD Fansipan, PGD Cốc Lếu, PGD Hoàng Liên, PGD Phan Đình Phùng và PGD Lê Thanh. Đây là các đơn vị trực thuộc Chi nhánh và là đại diện theo ủy quyền của Giám đốc Chi nhánh để thực hiện các hoạt động kinh doanh như cấp tín dụng, huy động vốn, cung cấp các dịch vụ ngân hàng.

Bảng sau đây sẽ mô tả về cơ cấu lao động của BIDV Sa Pa tính đến tháng 1/2019

Bảng 3.1. Tình hình nhân sự tại BIDV Sa Pa tính đến ngày 01/01/2019

STT Phân loại Số lượng

(Người) Tỷ trọng (%) 1 Số lượng cán bộ 98 100,00 Trong đó: Cán bộ nữ 53 54,08 Cán bộ nam 45 45,92 2 Trình độ học vấn Trên đại học 26 26,53 Cao đẳng, Đại học 68 69,39 Trung cấp trở xuống 4 4,08 3 Độ tuổi Dưới 30 tuổi 62 63,27 Từ 30 tuổi trở lên 36 36,73

(Nguồn: BIDV Sa Pa)

Xét về giới tính, tại BIDV Sa Pa, số cán bộ nhân viên nữ là 53 người (chiếm 54,08%), số cán bộ nhân viên nam là 45 người (chiếm 45,92%). Đa số các cơ quan, doanh nghiệp và tổ chức hiện nay, tỷ lệ nhân viên nữ luôn chiếm tỷ trọng lớn và cao hơn tỷ lệ nhân viên nam. Nhân viên nữ phù hợp công việc nhẹ nhàng, đòi hỏi sự linh hoạt và mềm dẻo. Nhân viên nam phù hợp công việc cần đến sức khỏe, sự tập trung và tính chắc chắn.

Xét về trình độ nhân sự, 95,92% nhân viên có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên, 4,08% nhân viên có trình độ từ trung cấp trở xuống. Ưu điểm của BIDV Sa Pa là tỷ lệ nhân viên có trình độ sau đại học khá cao 26/98 người (chiếm 26,53%). Thông thường khi học xong cao đẳng, đại học, người lao động có xu hướng tìm đến một công việc tương đối tốt, sau đó lập gia đình và ổn định cuộc sống, khi đó, họ thường ít có nhu cầu học tiếp lên cao để nâng cao trình độ chuyên môn, chỉ có số ít người lao động có động lực học tập lâu dài. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với

BIDV Sa Pa. Điều này cũng tác động đến Ban Giám đốc đơn vị có những chính sách hỗ trợ và thúc đẩy tinh thần học tập của nhân viên nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ và kết quả hoạt động kinh doanh tại đơn vị.

Xét về độ tuổi, lượng lao động trẻ chiếm 63,27% (62/98 người), lao động lớn tuổi chiếm 36,73% (36/68 người). Những người lao động trẻ tuổi có đặc điểm nổi trội và khác biệt với những người lao động lớn. Ngoài điều kiện về sức khỏe, thể lực, người lao động trẻ dồi dào năng lượng, luôn có ý chí phấn đấu vươn lên, dám mạo hiểm và sức sáng tạo vượt trội. Trong khi đó những người lao động lớn tuổi thường thích những gì ổn định, đôi khi có tính bảo thủ, nhưng bù lại những người này lại làm việc một cách chắc chắn, có tính toán rủi ro và thường đưa ra quyết định sau khi đã nghiên cứu kỹ lưỡng. Tập trung vào những điểm khác biệt nêu trên, dựa vào tình hình nhân sự hiện tại của chi nhánh, BIDV Sa Pa cần có những chính sách đãi ngộ phù hợp, nhằm phát huy tối đa những lợi thế và giảm thiểu những yếu điểm của lực lượng lao động trong đơn vị.

Thời điểm hiện tại, BIDV nói chung và BIDV Sa Pa nói riêng đã và đang phát triển rất nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, hướng đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. BIDV Sa Pa luôn chú trọng và dành phần lớn nguồn lực để phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Tuy cũng có cung cấp các dịch vụ khác như bảo hiểm, bảo lãnh, chứng khoán, ... nhưng chủ yếu các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng là những sản phẩm, dịch vụ mang lại nguồn thu lớn cho đơn vị.

Trên lĩnh vực chứng khoán, BIDV cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc. Trên lĩnh vực đầu tư tài chính, BIDV tiến hành góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổi bật vai trò là chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị chất lượng dịch vụ thẻ ATM đối với khác hàng thanh toán lương qua tài khoản tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sa pa​ (Trang 51 - 55)